Nếu là người Việt Nam hẳn bạn không còn xa lạ với những từ như Việt Minh, Việt Cộng, Cộng sản được sử dụng thường xuyên trong chiến tranh hoặc trong những tác phẩm nghệ thuật, phim tài liệu… về chủ đề này. Vậy sự khác nhau giữa Việt Minh, Việt Cộng, Cộng sản là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Khacnhaugiua.vn để có câu trả lời!
1. Khái niệm
Sự khác biệt giữa Việt Minh, Việt Cộng, Cộng sản nằm ở chính khái niệm của chúng.
Việt Minh hay tên đầy đủ là Việt Nam Độc lập Đồng minh (tên chính thức trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương) còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa dân tộc chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích công khai là “liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong khi đó, Việt Cộng dùng để chỉ những người cộng sản và thành viên Đảng Lao động Việt Nam chiến đấu chống lại quân đội Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa vào thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế thì tên gọi này được Hoa Kỳ dùng để chỉ tất cả những người miền Nam chiến đấu chống lại họ, không phân biệt người đó có phải là đảng viên cộng sản hay không.
Công sản lại là một chủ nghĩa được phát triển bởi Karl Marx và Friedrich Engels vào giữa thế kỷ 19 theo mô hình kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Cộng sản cũng được dùng để chỉ những người thuộc phe đối lập của Việt Nam Cộng hòa và Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
2. Nguồn gốc tên gọi
Nguồn gốc tên gọi của Việt Minh, Việt Cộng và Cộng sản cũng hoàn toàn khác nhau.
Việt Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam xem là một cái hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam nên còn được gọi là Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, Mặt trận Việt Minh. Mặt trận dân tộc thống nhất là mặt trận thống nhất do các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái quốc nội kết thành nhằm tiến hành cách mạng dân tộc, chống lại sự xâm lược và áp bức của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “giải tán”, Việt Minh là tổ chức chính trị tham gia bầu cử và nắm chính quyền, là thành viên của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt), sau lại tách ra. Đầu năm 1951 Đảng Cộng sản Đông Dương tái lập với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Việt Minh sáp nhập với Hội Liên Việt để thành Mặt trận Liên Việt, nhưng nhiều người vẫn quen gọi là Việt Minh.
Nguồn gốc của tên gọi Việt Cộng bắt nguồn từ viên tướng tình báo Mỹ là Edward Lansdale, người được cử sang giúp Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm hiểu rõ Việt Minh là đối thủ lớn nhất đe dọa quyền lực của ông, và uy tín của ông không thể sánh được với Việt Minh, những người vừa lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Pháp.
Theo lời khuyên của Edward Lansdale, để xóa đi uy tín của Việt Minh trong nhân dân, Ngô Đình Diệm không gọi họ là Việt Minh nữa mà sử dụng tên gọi mới là “Việt Cộng”, để người dân miền Nam tưởng rằng đây là 2 lực lượng khác nhau.
Còn tên gọi cộng sản được sử dụng từ khi Việt Nam xác định Đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Danh xưng này thường được sử dụng bởi các nước chủ nghĩa tư bản và chế độ cũ Việt Nam Cộng hoà để gọi người thuộc phe đối lập.
Sách trên Tiki giảm giá lên tới 30%
3. Vai trò
Trong cuộc chiến chống Pháp, Việt Minh là vũ khí chính trị hiệu quả do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập nhằm thu hút mọi tầng lớp người dân, kể cả những người Quốc gia và không Cộng sản, tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Việt Minh có vai trò liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tổ chức này giành quyền và thành lập chính quyền với tên Khu Giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh năm 1944. Năm 1945, khi Nhật vừa đầu hàng phe Đồng Minh và chính phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập, Việt Minh là lực lượng chính trị quan trọng tổ chức một số cuộc biểu tình trên cả nước và tuyên bố thành lập chính quyền.
Quốc dân Đại hội do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 đã thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, cử ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Sau khi người Pháp tái chiếm Đông Dương, Việt Minh chuyển mục tiêu sang đấu tranh giành lại toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ cho Việt Nam từ tay của thực dân Pháp.
Trong đó, Việt Cộng khởi đầu là một nhóm chiến binh du kích lỏng lẻo, sau đó tăng lên rõ rệt về tính chuyên nghiệp và số lượng trong suốt cuộc xung đột. Việt Cộng được chính phủ cộng sản Bắc Việt yểm trợ và huấn luyện.
Một số phục vụ như những chiến binh du kích và gián điệp ở miền Nam Việt Nam và ở các nước láng giềng Campuchia, trong khi những người khác chiến đấu cùng với quân đội Bắc Việt trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Cộng thực hiện là vận chuyển tiếp tế cho đồng đội của họ từ Bắc vào Nam dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh, chạy qua các vùng giáp ranh của Lào và Campuchia.
Trên đây là một số điểm khác nhau giữa Việt Minh, Việt Cộng và Cộng sản được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn bạn nhé!