KR và KPI khác nhau ở những điểm nào, và phương pháp nào mới thực sự phù hợp hơn cho doanh nghiệp? Đây là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta chọn lựa cách thức quản trị hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
1. Phân biệt cơ bản giữa KPI và OKR
Xét qua một ví dụ tại doanh nghiệp cung cấp phần mềm:
OKR của doanh nghiệp: Có Objective (mục tiêu) là “Trở thành doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vượt trội vào 2 quý cuối cùng của 2024” và Key Results (kết quả chính) là:
- KR1: Tăng số lượng khách hàng mới lên 10.000 người qua chương trình marketing tháng cuối năm.
- KR2: Tăng doanh số bán hàng lên 10 tỷ VND trong hai tháng 11 – 12/2024.
Trong khi đó KPI của các nhân viên hoặc phòng ban cụ thể là:
- KPI của nhân viên A: Đạt được 1000 lượt tải phần mềm trong tháng 11.
- KPI của phòng kinh doanh: Đạt 90% khách hàng quay lại trải nghiệm phần mềm sau lần dùng thử đầu tiên trong tháng 12.
Qua ví dụ trên ta có thể thấy rằng, KPI (Key Performance Indicators) và OKR (Objectives and Key Results) sở hữu các đặc điểm rất khác biệt. KPI lại là công cụ giúp bạn đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp trong khi đó, OKR chính là phương pháp giúp quản trị mục tiêu và định hướng các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
KPI như bằng chứng chứng minh năng suất, số lượng, chất lượng của các dự án, hoạt động kinh doanh cụ thể qua việc đo lường thực tế. Các mục tiêu theo KPI luôn gắn với yêu cầu cụ thể, rõ ràng.
OKR đặt ra những mục tiêu đầy thách thức, truyền cảm hứng cho toàn bộ tổ chức cùng đóng góp và tham gia để hoàn thành được mục tiêu đó, song song cũng giúp khai phá tiềm năng của con người khi trao quyền cho họ được đóng góp vào các mục tiêu quan trọng trong doanh nghiệp.
Bảng dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác nhau giữa KPI và OKR
KPI | OKR | |
Định nghĩa | Công cụ đánh giá hiệu suất | Phương thức quản trị mục tiêu |
Đặc điểm | Không thể điều chỉnh Thường điều phối từ cấp trên xuống Yêu cầu hoàn thành 100% | Dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết Có sự kết hợp giữa các cấp Chấp nhận thất bại, rủi ro1 |
Ưu điểm | Nền tảng vững vàng để đánh giá hiệu quả công việc | Thúc đẩy gắn kết tập thể, giúp nhân viên chủ động phát huy năng lực |
Nhược điểm | Mục tiêu cá nhân có thể không liên quan đến mục tiêu tổ chức | Mục tiêu táo bạo, không thực tế dễ làm nhân viên mất động lực |
Mở rộng | Ảnh hưởng đến lương, thưởng | Không gắn liền với lương, thưởng |
2. Phân loại doanh nghiệp áp dụng KPI & OKR
- Doanh nghiệp nên áp dụng KPI
Quy trình chuyên nghiệp | Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động | Muốn theo dõi công việc hàng ngày |
KPI giúp đánh giá hiệu quả các phòng ban/ bộ phận và từng thành viên Đảm bảo hoạt động doanh nghiệp thực hiện theo mục tiêu đã định sẵn | KPI giúp nhận ra những hạn chế trong quy trình và cung cấp những giải pháp cải thiện năng suất/hiệu suất công việc | KPI mang đến dữ liệu chính xác về hiệu suất hàng ngày của từng thành viên trong từng nhóm/ phòng banDuy trì sự ổn định trong doanh nghiệp |
- Doanh nghiệp nên áp dụng OKR
Start-up khởi nghiệp | Áp dụng văn hóa đổi mới | Thúc đẩy chính sách liên kết phòng ban/ đơn vị |
OKR giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu chính yếu, đồng thời mang lại sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường. Từ đó thúc đẩy việc điều chỉnh chiến lược để phù hợp với tình hình thực tế. | OKR khuyến khích nhân viên chủ động tham gia thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả công việc. Tạo môi trường làm việc đầy cảm hứng, tăng cường sự cống hiến và đổi mới liên tục, nâng cao thành công của doanh nghiệp. | OKR tạo ra sự đồng bộ trong mục tiêu giữa các phòng ban, thúc đẩy phối hợp hiệu quả. Thay vì làm việc riêng lẻ, các bộ phận cùng hướng đến mục tiêu chung, tạo nên sự liên kết chặt chẽ và nâng cao hiệu suất toàn diện. |
Kết luận
Nói tóm lại, việc lựa chọn giữa KPI và OKR không phải là quyết định dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, văn hóa tổ chức, và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được phương pháp quản trị mục tiêu phù hợp nhất, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và thành công trong hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, kways – một phương thức quản lý mục tiêu kết hợp cả OKR và KPI vừa được ra mắt trên thị trường. Bằng cách tận dụng sức mạnh của cả hai phương pháp này, kways mang đến một giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp không chỉ theo dõi hiệu suất mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và chinh phục các mục tiêu chiến lược. Với kways, doanh nghiệp sẽ có một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường đạt được hiệu suất cao và vượt qua mọi thách thức.