Mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như internet, báo chí, báo đài, mạng xã hội,… và ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe qua đến khái niệm Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên thì rất ít người nắm được sự khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, 2 thuật ngữ này nghe có vẻ chung và có những vấn đề cốt lõi tương đồng nhau nhưng giữa chúng luôn tồn tại những đặc trưng cơ bản khác biệt.
Điểm tương đồng của chủ nghĩa Xã Hội mà Chủ nghĩa Cộng sản
Chủ nghĩa xã hội (Socialism) và Chủ nghĩa cộng sản (Communism) đều bắt nguồn từ việc phản đối việc bóc lột, chế độ tư hữu của các địa chủ, các chủ doanh nghiệp giàu có trong cuộc cách mạng Công nghiệp. Chế độ ra đời nhằm phản ánh tình trạng làm việc quá sức, hết sức bóc lột người lao động thời đó, khi mà họ phải làm việc từ 12 đến 14h/1 ngày và 6 ngày/1 tuần.
Không những thường xuyên phải làm việc trong môi trường nghèo nàn mà người lao động khi đó còn làm việc trong điều kiện tệ hại như: không có các bữa trưa, thiếu sánh áng, điều kiện làm việc không an toàn, không có hệ thống thông gió, máy sưởi, máy móc thường xuyên bị hư hại,….
Để chống lại các vấn đề hết sức bóc lột của chủ nghĩa Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl Max và Friedrich Engels đã cho ra đời hình thái kinh tế xã hội và hệ thống tư tưởng chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng sản.
Marx và Engels lên án, chỉ trích chế độ tư hữu, lạm dụng sức lao động của Chủ nghĩa tư bản khi đó và đưa ra giả thuyết rằng tầng lớp lao động (vô sản) cần đứng lên cầm quyền thay cho giới tư bản nhằm thiết lập trật tự xã hội mới, không còn một tư liệu sản xuất (ví dụ như: nhà máy, đất đai, máy móc…) nào là tư hữu. Tất cả đều là của chung, của cải vật chất làm ra sẽ được chia đều cho mọi người, hướng đến thiết lập một xã hội tự do, không có sự phân chia giai cấp, chủng tộc trong cộng đồng, hệ thống chính trị.
Chủ nghĩa xã hội về lý thuyết thì giống với Chủ nghĩa Cộng sản trên vài phương diện, Chủ nghĩa Xã Hội hướng đến bình đẳng giai cấp trong xã hội, tạo ra một xã hội trật tự và thường nhấn mạnh các giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng, đoàn kết.
Khác nhau nổi bật giữa Chủ nghĩa Xã Hội và Chủ nghĩa Cộng sản
Cả hai hệ thống tư tưởng chính trị đều hướng đến không có sự phân chia giai cấp, tuy nhiên thì cả hai đều khác nhau trong những vấn đề cơ bản. Chủ nghĩa xã hội ít thiên tả hơn – quyền lực ít tập trung vào Chính phủ.
Với Chủ nghĩa Cộng sản thì Chính phủ sẽ kiểm soát hoàn toàn tư liệu sản xuất và chia đều cho mọi người thì Chủ nghĩa Xã hội cho phép các hợp tác xã của công nhân được quyền quản lý máy móc, nhà xưởng. Lí do có sự khác biệt này là Chủ nghĩa Cộng sản thì chia đều của cải cho mọi người, trong khi đó thì Chủ nghĩa xã hội phân chia của cải dựa trên đóng góp, công sức của mỗi cá nhân vào trong xã hội.
Chủ nghĩa Cộng sản hướng đến tất cả nguồn lực kinh tế đều thuộc sở hữu công khai và do Chính phủ kiểm soát toàn bộ, không một ai được quyền tư hữu tài sản cá nhân, tất cả mọi người đều bình đẳng. Trong khi đó thì trong một Xã hội chủ nghĩa thì các cá nhân được quyền sở hữu tài sản riêng, nhưng tất cả các năng lực sản xuất (con người, cơ sở vật chất và quá trình quản lý, tổ chức sản xuất) thì thuộc sở hữu của cộng đồng và được quản lý bởi một Chính phủ được bầu ra một cách dân chủ.
Trong thực tế, việc hướng đến một Chủ nghĩa Cộng sản gần như là không tưởng, khi mà Chủ nghĩa Cộng sản thuần túy vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi mà nguồn cung, tài nguyên, sản phẩm và phương thức sản xuất dồi dào, tiến bộ đến mức con người có quyền làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Cực kì khó để một xã hội đạt đến mức đó vì Chủ nghĩa Cộng sản đã bỏ qua những yếu tố tâm lý, sự lười biếng, lòng tham của con người. Đặt ví dụ như 100 người trong 1 xã hội và 99 người muốn hưởng thụ gấp đôi người khác, trong khi chỉ có 1 người lao động, không những tài nguyên không thể đáp ứng mà cả phương thức sản xuất tối tân cũng khó lòng đáp ứng được điều đó, dẫn đến không thể nào sản xuất ra được của cải, vật chất đáp ứng được nhu cầu của cả 100 người.
Sau cùng thì trong xã hội cộng sản các nhà quản lý sẽ lấy sản phẩm, thành quả chia đều cho mọi người một cách tùy tiện bất kể người lao động bỏ ra nhiều hay ít công sức, nhiều tầng lớp công nhân, lao động nhận ra điều đó và họ dần buông bỏ. Ngược lại thì Chủ nghĩa xã hội dựa trên tiền đề người dân sẽ được chia của cải dựa trên mức độ đóng góp của từng cá nhân vào nền kinh tế. Vì vậy, nỗ lực đóng góp, sự đổi mới của các cá nhân sẽ được hưởng thụ đúng với công sức họ góp vào nền kinh tế.
Ngày nay trên thế giới chỉ còn hai quốc gia duy nhất theo đuổi chủ nghĩa cộng sản là Bắc Hàn và Cuba. Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện nền kinh tế tư bản, tuy nhiên thì vẫn giữ trật tự chính trị theo Cộng sản. Một số nước tiên tiến đã áp dụng được đường lối của chủ nghĩa xã hội kết hợp với chủ nghĩa tư bản nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và các phúc lợi của của chủ nghĩa xã hội như: Pháp, Anh, Thụy Điển,… giúp tạo động lực phát triển kinh tế, an tâm cho người dân.
Kết luận
Sau bài viết này, ắt hẳn bạn đã nắm rõ điểm khác nhau nổi bật giữa Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn, chúng tôi sẽ hồi đáp bạn trong thời gian sớm nhất.
Thôi các bố ạ
Cộng thì nói mẹ cộng còn chủ nghĩa dân tộc con mẹ gì
Khoá hết mõm dân vào xong nói đâu ai nghèo ai đói ai khổ
Dân đen sống như con chó
SỐNG NHƯ CON CHÓ
SỐNG NHƯ MỘT CON CHÓ
DỐI TRÁ NÓI MẸ DỐI TRÁ BỚT BAO BIỆN ĐI
thối nát