Có người từng nói “Văn hoá không có sự cao thấp, văn hoá chỉ có sự khác biệt”. Chính những điều khác biệt trong văn hoá giúp cho việc tìm hiểu lĩnh vực này trở nên thú vị. Trong không khí những ngày Tết đang đến rất gần, hãy cùng Khacnhaugiua.vn tìm hiểu sự khác nhau giữa Tết tây và Tết ta trong bài viết dưới đây!
1. Thời điểm
Sự khác nhau giữa Tết ta và Tết Tây đầu tiên thể hiện ở thời điểm đón Tết. Nếu các nước phương Tây chọn ngày 01 tháng 01 theo dương lịch là ngày bắt đầu một năm mới thì các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam, thường theo âm lịch, tức là năm mới sẽ bắt đầu muộn hơn khoảng 1,2 tháng.
Năm mới của người phương Đông thường tính trên lịch Âm dựa trên chu kỳ thiên văn
Cả lịch dương và lịch âm đều được xây dựng dựa trên chu kì thiên văn: vòng quay của Trái Đất (một ngày), quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời (một năm), và quỹ đạo Mặt Trăng quay quanh Trái Đất (một tháng). Các hệ thống lịch rất phức tạp bởi vì số ngày trong một tháng hay một năm không cố định. Lịch âm dựa trên việc theo dõi chu kì thiên văn, trong khi lịch dương chia thành các tập hợp ngày gần giống chu kì thiên văn.
2. Thời gian nghỉ Tết
Thời gian nghỉ Tết ta kéo dài hơn so với Tết tây
Đối với Tết Dương lịch, học sinh, sinh viên, người lao động được nghỉ một ngày đầu tiên của năm mới – 01/01. Nếu 01/01 trùng với ngày nghỉ như Thứ Bảy và Chủ nhật, người lao động, học sinh sinh viên sẽ được nghỉ bù thêm 1 ngày.
Trong khi đó, số ngày nghỉ Tết Âm lịch được kéo dài hơn, rơi vào 1 tuần đến 2-3 tuần tuỳ từng đối tượng. Chẳng hạn học sinh sẽ có lịch nghỉ Tết Âm lịch rơi vào khoảng gần 2 tuần, sinh viên có thể kéo dài hơn tới gần một tháng, thậm chí nhiều hơn; người lao động thì có lịch nghỉ Tết trong vòng 1 tuần
3. Hoạt động đón năm mới
Để đón một năm mới đến, khắp nơi sẽ diễn ra những hoạt động phổ biến như bắn pháo hoa, chúc nhau những lời tốt đẹp hay trang trí nhà cửa,… Nhưng cũng có những lễ nghi khác nhau giữa người phương Tây và người phương Đông.
Bữa cơm tất niên – bữa cơm cuối cùng của năm cũ trước khi đón năm mới qua của người Việt Nam
Trong văn hoá của người phương Đông, ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người thường tổ chức bữa ăn tất niên để tạm biệt năm cũ. Trong dịp này, mọi người thường quây quần bên nhau, ai ở xa thì trở về quê nhà, cùng nấu các món truyền thống để dâng lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn những thế hệ đi trước.
Trong ngày Mùng 1 tết, ở phương Đông, người ta sẽ đốt hương trầm trên bàn thờ tổ tiên và khấn để cầu cho một năm mới bình an. Ngoài ra thường đi chùa hay thăm hỏi họ hàng và bạn bè để chúc mừng năm mới. Trẻ con nhận lì xì từ người lớn để đánh dấu một tuổi mới.
Người phương Tây sẽ cùng nhau đếm ngược tới thời khắc giao thừa ở quảng trường
Nếu như người phương Đông coi trọng việc đoàn tụ ở nhà thì người phương Tây lại có xu hướng hướng ngoại, họ sẽ đến công viên hay quảng trường để đếm ngược cho năm mới và đi dạo hay ăn uống cùng nhau. Kỳ nghỉ Tết ở phương Tây thường kéo dài 2-3 ngày nên mọi người có ít thời gian nghỉ hơn người phương Đông.
Người phương Tây cũng không có các hoạt động du xuân hay “hái lộc đầu xuân” bằng cách ghé thăm các ngôi chùa nổi tiếng để xin lộc cho gia đình… Nhìn chung, các nước phương Đông thường có nhiều phong tục tập quán đặc trưng để đón năm mới.
4. Quan niệm về năm mới
Trong quan niệm về năm mới của người Phương Tây, năm mới sang nghĩa là phấn đấu, cố gắng sống tích cực hơn trong năm mới. Với người phương Đông, khi năm mới sang cũng là lúc mọi người thực hiện những tín ngưỡng, kiêng kị khá nhiều điều để tránh xui xẻo cả một năm.
Người phương Đông kiêng làm vỡ đồ trong những ngày đầu của năm mới
su-khac-nhau-giua-tet-tay-va-tet-ta-6
Chẳng hạn, người Phương Đông, cụ thể là người Việt Nam thường kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết với mong muốn không muốn quét hết tài lộc của một năm ra khỏi nhà. Thêm vào đó, còn một số điều cần kiêng kỵ khác như: tránh làm vỡ đồ đạc vào năm mới, kiêng cho lửa cho nước, tránh bất hoà với người khác… Tất cả thể hiện một niềm tin vào năm mới an lành, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Trên đây là một số điểm khác nhau giữa Tết tây và Tết ta được Khacnhaugiua.vn thực hiện lại được. Nếu có cơ hội trong tương lai, bạn đừng ngần ngại thử đón năm mới ở các nước phương Đông lẫn phương Tây để trải nghiệm những khác biệt thú vị về văn hoá nhé.