Khác nhau giữa Briefing và Debriefing

Khác nhau giữa Briefing và Debriefing

Người ta thường sử dụng briefing và debriefing trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, như trong quân sự hay nghiên cứu. Nhìn chung, briefing đòi hỏi phải cung cấp thông tin trong khi debriefing liên quan nhiều đến cách thu thập thông tin. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa hai từ này.

Briefing là gì?

Briefing cơ bản nghĩa là cung cấp thông tin. Nó đồng nghĩa với orientation, meeting, và rundown. Từ này thường được sử dụng trong các ngữ cảnh quân đội, họp báo, thực hiện và trình bày nghiên cứu. 

  • Military brief 

Cung cấp thông tin rõ ràng, ngắn gọn và nhanh chóng, bao gồm bốn loại nhỏ:  information brief, decision brief, staff briefing, và mission brief. 

  • Information brief 

Chỉ bao gồm các sự thật mà không cần phải đưa ra kết luận, thường được sử dụng khi thông tin có độ ưu tiên cao như trong after-action reports.

  • Decision brief 

Thông tin này được trình bày cho chỉ huy, người mà sau đó sẽ đưa ra quyết định. Nó thường bao gồm những phương án kèm với ưu nhược điểm tương ứng.

  • Staff briefing 

Loại này được sử dụng rộng rãi nhất vì nó có thể áp dụng ở mọi cấp độ. Nó nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất và giúp phổ biến thông tin nhanh chóng.

  • Mission brief

Được thiết kế để đưa ra các hướng dẫn cụ thể giúp hoàn thành nhiệm vụ. Nó cung cấp thêm thông tin chi tiết và thường được thực hiện bởi một nhóm nhân viên.

  • Press briefing 
  • Còn được gọi là press conference, nơi mà một cá nhân hoặc tổ chức đưa ra các thông báo đến công chúng.
  • Nó cũng đi đôi với tài liệu có chứa một tuyên bố chính thức.
  • Research briefing 
  • Bản tóm tắt ngắn gọn những phát hiện chính trong một cuộc nghiên cứu. Nó có thể được trình bày dưới dạng một trang web, tài liệu, podcast, video, áp phích, hội thảo,…
  • Cũng có thể xem briefing là một phần của quá trình nghiên cứu, trong đó những người tham gia tiềm năng sẽ được nghe về mục đích nghiên cứu, khung thời gian, kết quả kỳ vọng,… Vào cuối cuộc họp, người tham gia tiềm năng sẽ đồng ý hoặc từ chối tham gia.

Debriefing là gì?

Debriefing có một số định nghĩa: nó có thể liên quan đến việc thu thập thông tin, thẩm vấn một cá nhân, review quá trình sau khi hoàn thành, công bố mục đích của thử nghiệm hoặc cung cấp hỗ trợ tâm lý.

  • Military debriefing
  • Dùng để nói về buổi thẩm vấn một người bị nghi là gián điệp.
  • Cũng có thể sử dụng trong trường hợp nhận thông tin từ một người lính hoặc một phi công sau nhiệm vụ, nhằm mục đích kiểm tra các mục tiêu đã hoàn thành hay chưa, những thách thức đã gặp phải,… Military debriefing cũng được thiết kế để hướng dẫn thông tin nào có thể được công khai và thông tin nào cần phải giữ bí mật. Ngoài ra, nó cũng mang mục đích đánh giá một cá nhân liệu đã sẵn sàng làm việc lại hay chưa.
  • Psychological debriefing

Là một buổi trò chuyện (từ 1 đến 3 giờ) nhằm hỗ trợ về mặt tâm lý cho những ai vừa trải qua một trải nghiệm tiêu cực. Nó nhằm mục đích ngăn ngừa rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và các vấn đề về tâm lý khác (Society of Clinical Psychology, 2016).

  • Research debriefing

Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn và cam kết rằng thông tin thu thập được từ người tham gia sẽ được giữ kín. Research debriefing nhằm mục đích xác định xem những người tham gia có bị tổn hại ở bất cứ khía cạnh nào hay không và giải quyết (nếu có). Ngoài ra, những nhà nghiên cứu cũng chia sẻ thêm chi tiết về mục tiêu, giả thuyết và các và kết quả dự đoán. Người tham gia có quyền đặt câu hỏi ở giai đoạn này. 

Khác nhau giữa briefing và debriefing 

Định nghĩa

Briefing cơ bản nghĩa là đưa ra thông tin. Những từ đồng nghĩa với nó là: orientation, meeting, và rundown. Trong khi đó, debriefing thường được biết đến với nghĩa tra hỏi một người, và đồng nghĩa với examine, interrogate, và cross-examine. 

Giai đoạn xuất hiện

Briefing thường được thực hiện ngay từ đầu trong khi debriefing được thực hiện ở phần cuối. Ví dụ, trong giai đoạn briefing của nghiên cứu, một người tham gia tiềm năng sẽ được nghe về mục tiêu nghiên cứu, thời gian thực hiện, tính bảo mật và các chi tiết liên quan khác. Người này sau đó sẽ quyết định đồng ý hoặc từ chối tham gia. Trái lại, trong giai đoạn debriefing, người thực hiện nghiên cứu bày tỏ lòng biết ơn của họ và giải thích rằng thông tin thu thập được từ người tham gia sẽ được giữ bí mật.

Quân đội

Military briefing được thiết kế để trình bày thông tin rõ ràng, ngắn gọn và nhanh chóng. Có bốn loại: information brief (chỉ liệt kê các sự thật mà không cần đưa ra kết luận), decision brief (trình bày với cấp trên, người sẽ ra quyết định), staff briefing (đảm bảo nỗ lực thống nhất và phổ biến thông tin nhanh chóng), và mission brief (đưa ra hướng dẫn cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ). Mặt khác, military debriefing được sử dụng để nhận thông tin từ một người lính hoặc một phi công sau một nhiệm vụ. Nó nhằm mục đích phân tích xem các mục tiêu sứ mệnh đã được đáp ứng chưa, những thách thức gặp phải,… Military debriefing cũng được thiết kế để hướng dẫn thông tin nào có thể được công khai và kiểm duyệt và cũng được dùng để thẩm vấn một người bị tình nghi là gián điệp.

Nghiên cứu 

Research brief là bản tóm tắt ngắn gọn các những luận điểm chính bằng nhiều hình thức khác nhau như trang web, tài liệu, podcast, video, áp phích, hội thảo,…để thu hút sự tham gia của những người tham gia tiềm năng. Trong khi đó, debriefing tạo cơ hội cho những người tham gia đặt câu hỏi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm chi tiết về mục tiêu, giả thuyết và các kết quả kỳ vọng của nghiên cứu.

Kết luận

Briefing cơ bản có nghĩa là cung cấp thông tin và thường được thực hiện ở giai đoạn đầu trong khi debriefing thường được định nghĩa là tra hỏi một ai đó và thường được hiện ở giai đoạn cuối.  Military briefs được thiết kế để truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác trong khi military debrief dùng để nhận kết luận từ người lính hoặc phi công sau một nhiệm vụ. Ở giai đoạn briefing, người tham gia tiềm năng sẽ được nghe các chi tiết cần thiết và họ sẽ chấp nhận hoặc từ chối tham gia trong khi debriefing là chia sẻ nhiều thông tin hơn về mục tiêu, giả thuyết và kết quả dự đoán của nghiên cứu. 

Nguồn

http://www.differencebetween.net/language/difference-between-briefing-and-debriefing/#:~:text=Briefing%20vs%20Debriefing-,Summary,generally%20done%20at%20the%20end.

5/5 - (1 bình chọn)

Chọn kết luận đúng:

ANSWER
Thịnh Lê

Thịnh Lê

Chào các bạn, mình là Thịnh. Một người hiếu kỳ và tò mò với thế giới này. Mình viết những bài viết này để mình và các bạn cùng hiểu bản chất của vấn đề một cách tường tận nhất. Cám ơn các bạn đã ủng hộ, nếu vui thì kết nói với mình nhé:

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x