Tết Trung thu (Tết Nguyên Tiêu) là ngày lễ quen thuộc ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Hãy cùng Khacnhaugiua.vn tìm hiểu về những sự khác biệt đặc trưng về cách đón tết, phong tục của các quốc gia để khám phá điều mới mẻ và hay ho nhé!
I. Giới thiệu chung về ngày tết Trung thu
Tết Trung thu ra đời cách đây rất lâu, nó được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm (ngày 15/08). Đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm với nhiều nét thể hiện đặc trưng riêng của từng quốc gia.
Nó có nhiều tên gọi khác nhau như tết thiếu nhi, tết nguyên tiêu, tết hoa đăng…Trẻ em sẽ được tặng nhiều món quà như như đèn lồng, kẹo bánh, mặt nạ, cùng rước đèn, phá cỗ, múa lân.
II. Những nét khác biệt giữa tết Trung thu ở Việt Nam và ở Trung Quốc
Trước hết, ta cùng so sánh sự khác biệt giữa ngày tết Trung thu của Việt Nam với Trung Quốc để nắm bắt rõ hơn về sự khác biệt này.
Đặc trưng | Việt Nam | Trung Quốc |
Nguồn gốc ra đời | Theo sử sách Việt Nam ghi lại thì ngày tết Trung thu ra đời vào thời nhà Lý, ở kinh đô Thăng Long với rất nhiều hoạt động khác nhau như đua thuyền, múa rối, rước đèn… | Theo sử sách Trung Quốc thì tết Trung thu ở nước này ra đời vào thời nhà Thương (thế kỷ 10 TCN), phổ biến ở đời nhà Đường và phát triển mạnh nhất ở đời nhà Chu. Nó là dịp lễ để ăn mừng mùa màng bội thu của người dân nơi đây. |
Ý nghĩa tết Trung thu | Tết trung thu là ngày để người dân Việt tổ chức làm lễ tạ ơn Rồng vì đã làm mưa, giúp cho mùa màng bội thu. Người lớn lúc này sẽ bày một mâm cỗ nhiều bánh kẹo, hoa quả và trẻ em thì đi phá cỗ và rước đèn. Bánh trung thu trở thành món quà dành tặng người thân, bạn bè cũng như thờ cúng tổ tiên. | Tết Trung thu của người Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa về Đoàn viên. Lúc này mọi thành viên trong gia đình dù đang ở xa cũng sẽ quay về cùng cả nhà ăn bữa cơm đoàn tụ. Nó trở thành một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất của người dân ở đất nước tỷ dân này. |
Phong tục rước đèn | Đèn trung thu ở Việt Nam được làm đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, thường chuộng những màu vô cùng sặc sỡ. Biểu tượng cho sự ấm no, gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Vào đêm trung thu thì trẻ em sẽ mang đèn và đi phá cỗ | Tất cả đèn trung thu tại Trung Quốc được làm bằng màu đỏ, nó biểu tượng cho sự may mắn, hòa bình cũng như tình cảm gia đình, sinh nhiều con cháu. Vào đêm trung thu thì người dân sẽ treo đèn lồng ở ngay trước nhà của họ, hoặc là làm thành dạng hoa đăng và thả trôi theo dòng sông để mong muốn những điều ước sẽ thành hiện thực. |
Hình ảnh mặt trăng trong ngày rằm tháng 8 | Hình ảnh mặt trăng ngày rằm tượng trưng cho sự yên bình, là khung cảnh đẹp nhất. Người Việt thích ngồi ngắm trăng tròn, nhàn nhã uống trà và thưởng thức trọn vẹn vẻ lung linh của nó. Họ kể cho con cháu nghe về sự tích chú Cuội, chị Hằng. | Mặt trăng ở Trung Quốc thường mang ý nghĩa đại diện cho người phụ nữ cũng như khả năng sinh con đẻ cái. Vào đêm trăng rằm tháng 8, tất cả các thành viên sẽ đổ ra đường để ngắm ánh trăng tròn, thể hiện sự liên kết mạnh mẽ cho tình cảm gia đình, sự sum vầy, hạnh phúc. |
Mâm cỗ đêm trung thu | Mâm cỗ trung thu của người Việt thường đa dạng hơn với nhiều loại bánh trung thu, kẹo, trái cây, trang trí bắt mắt. Khi đến giờ phút linh thiêng, trăng tròn nhất thì trẻ em sẽ phá cỗ, cùng nhau hát hò, rước đèn, cầu mong mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc. | Mâm cỗ của người Trung lại khác nhau tùy vào từng vùng miền. Tuy nhiên nó sẽ có hai món bánh trung thu không thể thiếu đó là bánh nướng và bánh dẻo. |
Các hoạt động đêm trung thu | – Tặng bánh trung thu – Bày mâm cỗ – Dâng bánh, thờ cúng ông bà, tổ tiên. – Phá cỗ – Rước đèn – Ngắm trăng – Hát trống quân – Múa rối |
– Múa lân, múa Rồng – Thả đèn hoa đăng – Thưởng trăng – Rước đèn, giải câu đố – Treo đèn lồng trước nhà |
III. Tết trung thu ở một số quốc gia khác
Nhật bản
– Tết Trung thu ở Nhật có tên gọi là Tsukimi hoặc là Otsukimi với ý nghĩa là Ngắm trăng.
– Người dân Nhật sẽ có hoạt động cắm cỏ bạc vào trong các bình để ở trong nhà hoặc ở trước cửa nhà để xua đuổi tà ma.
– Vào dịp này, người Nhật sẽ làm loại bánh nếp Tsukimi Dango có dạng hình tròn, dẻo, dùng kèm với trà rất tuyệt vời. Món ăn đặc trưng khác không thể thiếu vào dịp trăng rằm tháng 8 đó chính là canh soba.
– Trẻ em tham gia lễ hội rước đèn cá chép vô cùng sôi động.
Hàn Quốc
– Ở Hàn Quốc, Trung thu hay còn có tên khác là lễ tạ ơn, đây là ngày lễ lớn trong năm của họ và có tới 3 ngày nghỉ để chuẩn bị. Họ sẽ tới thăm hỏi họ hàng, con cái ở xa trở về đoàn tụ với bố mẹ, ăn bữa cơm chung.
– Người Hàn sẽ đi tảo mộ vào dịp trung thu để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên.
– Họ làm món bánh trung thu Songpyeon cùng với rượu gạo (Sochu) và ngắm trăng, phụ nữ Hàn sẽ mặc trang phục truyền thống và cùng nhau nhảy múa.
– Vào dịp lễ này, họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi tập thể như đấu vật, kéo co, kangkangsulle…
Singapore
– Những người dân Trung Quốc sống tại Singapore cũng tổ chức đón tết Trung thu khá sôi động. Họ tập trung quây quần bên nhau, thưởng thức bánh trung thu và rước đèn.
– Người Singapore cũng tặng nhau bánh trung thu để làm quà nhân dịp lễ này.
– Đặc biệt ở đây sẽ tổ chức thắp sáng các bức vẽ nhân vật thần thoại bằng lụa và múa lân.
Thái Lan
– Tết Trung thu ở Thái Lan còn có tên gọi khác là lễ cầu trăng. Tất cả mọi người sẽ tham gia vào lễ hội cúng trăng và cầu nguyện bên bàn thờ của Bồ Tát và Bát Tiên với sự thành kính.
– Bánh trung thu của người dân Thái thường có dạng hình quả đào, họ đặt lên bàn thờ để cầu mong sức khỏe, sự an lành.
Lào
– Tết Trung thu của người dân Lào khá sôi động, các chàng trai, cô gái sẽ nắm tay nhau và nhảy múa suốt đêm, mọi người từ già tới trẻ đều ngắm trăng và thưởng thức những món ăn ngon, cầu mong bình an, mùa màng bội thu.
Philippines
– Những người Trung sống tại Philippines thường tổ chức tết trung thu và truyền lại ngày lễ này cho con cháu của họ.
– Món bánh Trung thu nướng Hopia ở đây rất đa dạng với đầy đủ vị đậu xanh, bánh nướng khoai lang tím, bánh nướng Nhật Bản, bánh nướng thịt heo…
Campuchia
– Tết Trung thu (Ok Om Pok) của người Campuchia được tổ chức vào thời điểm muộn hơn so với các nước, thường vào ngày rằm của tháng 10 âm lịch.
– Vào đêm lễ, người ta sẽ dâng các lễ vật như mía, khoai, cốm dẹp, chuối…Họ ngồi dưới ánh trăng, lúc trăng lên cao và tròn nhất thì sẽ bái nguyệt để cầu xin phước an lành.
– Hoạt động không thể thiếu vào dịp trung thu của người dân Campuchia đó chính là thả đèn trời để gửi lời cầu nguyện và mong muốn thành hiện thực.
Myanmar
– Myanmar cũng tổ chức Trung thu với nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt, sôi động như nhảy múa, diễn kịch. Đặc biệt các nhà đều treo và thắp đèn lồng để tạo thành ánh sáng lung linh ở khắp mọi đường phố.
– Người Myanmar ngắm trăng và cầu nguyện may mắn, an lành cũng như bình an cho mọi thành viên trong gia đình.
Đài Loan
– Tại Đài Loan thì ngày tết Trung thu là một trong những dịp nghỉ lễ chính thức cho người dân cả nước.
– Đặc trưng đón tết Trung thu tại đây chính là những buổi nướng thịt ở ngoài trời để giúp cho tình cảm gia đình, đồng nghiệp trở nên thắt chặt và gắn bó hơn.
Khacnhaugiua.vn đã mang tới những nét riêng đặc trưng về ngày Trung thu của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự khác biệt giữa ngày lễ này ở Việt Nam và Trung Quốc. Dù mỗi quốc gia có phong tục, văn hóa, món ăn riêng nhưng tết Trung thu vẫn là ngày lễ không thể thiếu trong đời sống, trở thành niềm vui của các gia đình, từ trẻ nhỏ tới người lớn.