Sông, hồ xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam do điều kiện địa lý, khí hậu cũng như thói quen sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được sự khác nhau giữa sông và hồ. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn độc giả đi tìm câu trả lời. Tham khảo ngay nhé!
1. Khái niệm
Khái niệm về sông và hồ chính là điểm đầu tiên phân biệt được sự khác nhau giữa sông và hồ.
Theo Wikipedia, sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vực nước khác. Các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch. Không có một chuẩn nào để gọi tên gọi cho các yếu tố địa lý như sông, suối. Mặc dù ở một số quốc gia, cộng đồng thì người ta gọi dòng chảy là sông, rạch tùy thuộc vào kích thước của nó.
Trong khi đó, hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km2 nhưng cũng có những hồ rộng vài trăm mét vuông đến vài km vuông.
2. Tốc độ dòng chảy
Tốc độ dòng chảy là một trong những tiêu chí tiếp theo để xác định sự khác nhau giữa sông và hồ.
Do sông là dòng nước chảy thường xuyên có tính ổn định nên tốc độ dòng chảy được xác định là lớn hơn hồ. Hồ là những khoảng nước đọng nên người ta đôi khi không xác định được tốc độ dòng chảy của chúng.
3. Phân loại
Sông được chia thành nhiều loại. Cụ thể ta có:
- Sông trẻ: là một con sông có độ dốc, có ít dòng chảy nhánh và có dòng chảy nhanh. Các lòng dẫn của nó xâm thực sâu phát triển mạnh hơn xâm thực ngang.
- Sông trưởng thành: là một con sông có độ dốc nhỏ hơn sông trẻ và có dòng chảy chậm hơn. Sông trưởng thành có nhiều nhánh sông đổ vào và có lưu lượng lớn hơn sông trẻ.
- Sông già: là một con sông có độ dốc thấp và có năng lượng xâm thực nhỏ.
- Rejuvenated river: là sông có độ dốc tạo ra bởi sự nâng lên của kiến tạo.
Trong khi đó, hồ lại được phân loại khác với sông do cấu tạo cũng như nguồn gốc hình thành khác nhau. Cụ thể ta có:
- Hồ móng ngựa (hồ vết tích . của các khúc sông) là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)
- Hồ nhân tạo là hồ do con người tạo nên.
- Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada…
- Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông
- Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi.
4. Cấu tạo
Cấu tạo của sông và hồ cũng là một đặc điểm vô cùng quan trọng để phân biệt chúng. Cụ thể, sông có cấu tạo với nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu,… tạo thành hệ thống sông. Trong khi đó, hồ có cấu tạo đơn giản hơn sông, không chia rõ thành các bộ phận như hạ lưu, phụ lưu hay thượng lưu…
Trên đây là những so sánh về sự khác nhau giữa sông và hồ được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn độc giả có thể có thêm kiến thức để áp dụng trong các môn học cũng như trong cuộc sống thường ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn.