Trong các ngày lễ lớn trên thế giới, diễn ra vào dịp cuối năm thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến lễ giáng sinh. Đây có thể nói là một ngày lễ lớn dù bạn có đạo hay không thì đây vẫn là một ngày lễ mà mọi người đều muốn tận hưởng. Vậy bạn có biết cách phân biệt ngày 24 – ngày 25 noel hay không? Hai ngày nay có ý nghĩa thực sự như thế nào? Hãy cùng với khacnhaugiua.vn tìm hiểu nào bạn nhé.
Ngày 24 hay ngày 25 mới noel thật sự
Có thể nói đây chính là câu hỏi được thắc mắc của rất nhiều bạn, không phải là người công giáo hoặc có sự hiểu biết về văn hoá của người Do Thái.
Tại sao mọi người đều nói ngày 25 tháng 12 mới chính là lễ Noel nhưng thánh lễ và mọi người đều đi chơi vào ngày 24 tháng 12? Như vậy có nghĩa là noel diễn ra trong ngày hai sao?
Sự thật thì lễ noel chỉ diễn ra trong vòng một ngày, và tại sao lại diễn ra vào hai ngày 24- ngày 25 noel là quan điểm về thời gian của người Do Thái. Họ sẽ tính bắt đầu một ngày mới vào lúc hoàng hôn, chứ không phải theo như cách tính hiện đại của chúng ta là vào lúc 0h đêm.
Theo như những chi tiết trong kinh thánh thì chúa Giê-su giáng trần vào lúc 0h ngày 25/12, nhưng nếu tính theo lịch của người Do Thái thì là chính là hoàng hôn của ngày 24 tháng 12.
Chính vì lẽ đó, mà ngày ngày nay lễ noel sẽ được tổ chức và diễn ra vào 25/12 – Lễ Chính. Còn về tối ngày 24/12 – Lễ Vọng thường buổi lễ sẽ được kết thúc vào lúc 12h đêm. Vì nhu cầu của xã hội, mà ngày nay, nhà thờ tại Việt Nam sẽ tổ chức các buổi lễ đêm ngày 24 thành 2 ca một dành cho thiếu nhi, một dành cho người lớn.
Ngày 24 tháng 12: Lễ Vọng
Theo như kinh tân ước miêu tả, thì Đức Chúa Giê -su được Đức Mẹ Maria hạ sinh trong một đêm đông lạnh giá tại chuồng gia súc ở Bethlehem xứ Judea. Và hình ảnh Chúa Giê -su được đặt trong máng cỏ đã trở thành hình ảnh thân thuộc quen thuộc mỗi mùa Giáng Sinh.
Sau khi chúa hạ sinh cả bầu trời đêm sáng rực vì hào quang của Ngài và các thiên thần vui mừng loan tin đến khắp muôn nơi rằng “Đấng cứu thế đã giáng trần”. Các loài vật, mục đồng và sứ giả đã quy tụ lại chào mừng chúa giáng sinh.
Chính vì thế mà hằng năm vào 4 chủ nhật trước giáng sinh chính thời gian dành cho mùa Vọng của cộng đồng người theo đạo. Vào đêm 24/12 luôn có có thánh lễ diễn ra, nhiều năm nay ở Việt Nam cũng bắt đầu ăn mừng giáng sinh mà không cần bạn phải là người công giáo.
Điểm thú vị của các buổi Lễ Vọng chính phần hoạt cảnh được diễn bởi thiếu nhi và huynh trường của nhà thờ. Đây là buổi lễ lớn và lung linh nhất nhất, nếu có dịp bạn hãy thử đi một lần buổi lễ này bạn sẽ thấy rất nhiều điều thú vị.
Và có biết vì sao hình ảnh cây thông lại gắn liền với lễ giáng sinh hay không. Theo như truyền thuyết lưu truyền thì vào khoảng 2000 năm trước công nguyên, vào ngày 24/12 được cho ngày tái sinh của thần Mặt trời, cho nên để chúc mừng ngày này người dân sẽ treo hoa quả, lúa mì lên các cây thông để chúc mừng. Sau nó được kết hợp chung với nhau, nhưng đa phần chỉ biết về lễ giáng sinh.
Ngày 25 tháng 12: Lễ Chính
Câu chuyện về ngày 25 tháng 12 tức là vào buổi sáng giáng sinh, bắt nguồn từ lệnh cấm của nhà vua La Mã đối với các hoạt động ăn mừng của Cơ đốc giáo. Nhằm lách luật từ lệnh cấm của chính quyền La Mã các tín đồ đã tổ chức lễ giáng sinh vào sáng ngày 25/12. Trùng với ngày hội của người La Mã là ngày lễ Feast of the Sol invictus (Lễ thần mặt trời tái sinh).
Chính nhờ vào sự thông minh của các tín đồ mà hằng năm buổi lễ được diễn ra trọn vẹn và an lành, không bị sự cấm cản từ phía chính quyền.
Mãi đến sau này, vào năm 312 thì hoàng đế La Mã lúc này là Constantine I đã có quyết định hết sức táo bạo đó chính từ bỏ đa thần giáo mà vẫn được phụng thờ trước đây và trở thành một tín đồ của Cơ Đốc giáo.
Cho nên từ đó, về sau các tín đồ đã có thể quang minh chính đại ăn mình lễ chúa hài đồng giáng thế. Và tới năm 354, thì người ta mới chính thức quyết định và công nhận rằng ngày 25 tháng 12 là lễ giáng sinh.
Tổng kết:
Hy vọng với kiến thức hay mà khacnhaugiua.vn gửi đến các bạn, bạn đã có thêm kiến thức về ngày 24 – ngày 25 noel hằng năm.