Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với các tín đồ theo đạo Kitô giáo. Đây là ngày lễ được tổ chức hằng năm với ý nghĩa tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh. Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng khacnhaugiua.vn tìm hiểu về sự khác nhau giữa lễ Phục Sinh Việt Nam và các nước nhé.
Giới thiệu đôi nét về ngày lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh được diễn ra vào thời gian từ tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm, nó là thời điểm để các tín đồ tưởng niệm về ngày mà vị Chúa Jesus sống lại sau khi bị đóng đinh ở trên cây thánh giá thập tự.
Trong lễ Phục Sinh có rất nhiều hoạt động khác nhau, lúc này các tín đồ Công giáo sẽ giảm các hình thức mang tính phô trương, lễ cưới, giảm các cuộc vui chơi, giải trí. Nó đánh dấu sự kết thúc 40 ngày chay tịnh kiêng thịt và sám hối đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo.
Các biểu tượng tiêu biểu trong ngày lễ Phục Sinh thể hiện ý nghĩa riêng cho lời cầu nguyện trong ngày này:
– Quả trứng Phục Sinh: Những quả trứng này được trang trí với nhiều màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt cùng với nhiều biểu tượng được vẽ lên nó, thể hiện một sức sống mới bừng sáng như bầu trời mùa xuân. Trứng Phục Sinh cũng chính là đại diện cho sự sinh sôi nảy nở.
– Thỏ Phục Sinh: Đây là biểu tượng đại diện cho một sức sống vô cùng mạnh mẽ và dồi dào.
– Nến Phục Sinh: Hình ảnh ngọn lửa từ nến Phục Sinh thể hiện cho sự ấm áp, che chở và thắp sáng để soi đường cho con người làm những điều đúng đắn để cảm nhận được sự bình an.
Sự khác nhau giữa lễ Phục Sinh của Việt Nam và các nước
Ý nghĩa và hoạt động trong lễ phục sinh của Việt Nam và các nước
• Lễ Phục Sinh tại Việt Nam đối với các tín đồ theo đạo Công Giáo giữ một vai trò quan trọng. Trong dịp lễ này, người ta tổ chức nhiều hoạt động đặc trưng bao gồm:
+ Xưng tội và sám hối: Các tín hữu Công Giáo sẽ xưng tội (thú nhận tội lỗi) của bản thân với các linh mục, và nó là bí mật giữa hai người, thậm chí là sẽ không được nhìn thấy mặt nhau. Sau khi các tín hữu xưng tội của bản thân thì các linh mục sẽ khuyên họ cách để đền tội, nếu là các tội nhỏ thì sẽ chỉ cần đọc kinh thánh là xong.
+ Ăn chay kiêng thịt hãm mình: Vào ngày Lễ tro và vào thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày thì những người Công giáo sẽ kiêng ăn các loại thịt, kiêng các loại đồ ăn vặt, kiêng các nhu cầu nào mà không cần thiết.
+ Vẽ tro lên đầu: Hoạt động vẽ tro lên đầu là hoạt động bắt đầu cho mùa Lễ Phục Sinh, người ta sẽ lấy tro và vẽ lên trên trán với ý nghĩa nhắc nhở các tín hữu rằng mình là thân thể yếu đuối tạo nên bởi bụi đất.
+ Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hoạt động này tùy thuộc vào sự khéo léo của mỗi người.
+ Đi đàng thánh giá: Các tín hữu Công giáo sẽ đứng ngắm 12 bức hình, những bức hình này mô tả từng giai đoạn, quá trình mà Ngài Jesus từ khi bị bắt cho tới khi qua đời.
+ Rửa chân: Các tín hữu sẽ rửa chân cho nhau trong những ngày Lễ Phục Sinh vì theo như Kinh Thánh thì trước khi bị bắt thì Ngài Jesus đã rửa chân cho từng môn đệ của ông.
• Ở Mỹ hoạt động Lễ Phục Sinh được tổ chức vô cùng sôi động và vui vẻ, mọi người chia sẻ và tặng okromya trứng Phục Sinh cho nhau hoặc họ sẽ gửi các thẻ kỳ nghỉ cho bạn bè và người thân. Đặc biệt là trò chơi Easter Egg Hunt (săn trứng Phục Sinh) tổ chức ở các gia đình và thậm chí là trong Nhà Trắng để tạo nên không khí cho ngày lễ này.
• Lễ Phục Sinh tại Pháp là dịp gia đình sum họp và cùng nhau dùng bữa cơm ấm cúng, tặng nhau các món quà. Người lớn sẽ giấu các quả trứng Phục Sinh xung quanh nhà, để cho trẻ con đi tìm, trẻ con được dẫn đi chơi tại công viên, thăm bạn bè. Lễ Phục Sinh là dịp mà người dân Pháp nói lời tạm biệt với sự lạnh lẽo của mùa đông, đón chào sự ấm áp, sinh sôi của mùa xuân tươi đẹp, hy vọng về sự an lành và hạnh phúc tới cho mọi nhà.
• Nước Anh cũng là nơi tổ chức Lễ Phục Sinh rất lớn mỗi năm với nhiều hoạt động đa dạng. Đặc biệt trong ngày này thì Nữ Hoàng Anh sẽ đến thăm Westminster Abbey hoặc một số nhà thờ để cung cấp tiền, vàng cho một bộ phận giáo dân nghèo khổ tại đây. Hoạt động truyền thống của Nữ Hoàng Anh vô cùng ý nghĩa, nó mang tới sự gắn kết giữa chính quyền và người dân trong dịp lễ đặc biệt này.
• Lễ Phục Sinh tại nước Đức trở thành một ngày lễ gia đình chứ không chỉ dành riêng cho các Thiên Chúa Giáo. Họ thường tổ chức các hoạt động như đốt lửa trại, tặng quả cho trẻ em, trang trí nhà cửa, chơi trò tìm trứng Phục Sinh…
• Vào Lễ Phục Sinh thì ở Tây Ban Nha sẽ có nghi lễ rước chúa Jesus về các nhà thờ lớn ở trong các thành phố được thực hiện bởi các giáo sĩ địa phương. Nghi lễ được tổ chức vô cùng long trọng với sự tham gia của đông đảo người dân.
• Vào lễ Phục Sinh tại Úc có nhiều hoạt động độc đáo diễn ra, đặc biệt thú gặm nhấm Bilby trở thành một biểu tượng của ngày lễ này. Giống như các nước khác như Mỹ, Anh thì người Úc cũng thích tặng nhau những quả trứng Phục Sinh được làm từ socola và trang trí sặc sỡ nhiều màu tươi mới. Có rất nhiều lễ hội diễn ra tại Úc trong dịp lễ Phục Sinh như lễ hội Royal Easter Show ở Sydney, lễ hội National Folk ở Canberra, lễ hội Australian Gospel ở Queensland, lễ hội Perth International Arts ở Tây Úc, lễ hội Byron Bay Blues and Roots ở New South Wales.
• Lễ Phục Sinh ở Phần Lan thì trẻ em sẽ được bố mẹ chuẩn bị cho những bộ trang phục đặc biệt như Halloween và chúng sẽ đi gõ cửa từng nhà. Trẻ em sẽ dùng cành cây có dính nhiều mẫu giấy sặc sỡ vào từng nhà để đổi lấy sô cô la, ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
• Tại Trapani của nước Ý sẽ diễn ra lễ diễu hành Misteri di Trapani vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Với 20 kiệu rước, mỗi kiệu là một tác phẩm được điêu khắc để tái hiện cuộc sống khổ nạn của chúa Jesus. Lễ diễu hành sẽ được diễn ra xung quanh thành phố với sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Vatican là quê hương của Giáo hội Công giáo cho nên lễ rước vào ngày chủ nhật của lễ Phục Sinh được tổ chức ở đây cực kỳ long trọng.
• Một trong những hoạt động độc đáo của người Hy Lạp và ngày thứ Bảy Phục Sinh (Saturday Easter) đó chính là người dân ở Corfu (Hy Lạp) có tục lệ ném những chiếc bình được làm bằng đất nung qua cửa sổ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, mang lại sự yên bình cho gia đình.
Món ăn truyền thống của Việt Nam và các nước vào dịp Lễ Phục Sinh
• Việt Nam hầu như không có món ăn truyền thống nào đặc biệt vào Lễ Phục Sinh. Người ta sẽ dùng bữa với nhiều loại thức ăn được chuẩn bị và chế biến một cách đa dạng theo phong tục của người Việt.
• Món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh của người Mỹ đó chính là thịt nguội nướng. Nó có vị vô cùng ngon, ngọt nhờ quá trình lên men được làm từ mật ong và đường nâu. Các gia đình người Mỹ sẽ quây quần bên nhau và dùng những bữa ăn tối đặc trưng của ngày lễ, tất nhiên là không thể thiếu món thịt nguội nướng, nó trở thành một đặc trưng của người dân Mỹ trong những ngày này.
• Thịt cừu là món ăn không thể thiếu trong Lễ Phục Sinh của người Pháp, đùi cừu được tẩm ướp cẩn thận bằng nhiều gia vị riêng từ hôm trước, rồi sẽ phủ lên một lớp lá dứa cùng nhiều loại rau củ và đem đút lò. Người ta sẽ dùng kèm món thịt cừu với bánh mì và rượu vang đỏ, cắt thịt cừu thành những miếng nhỏ và cho lên dĩa.
• Món ăn không thể thiếu được trong ngày Lễ Phục Sinh của người Anh đó chính là bánh Simnel và bánh Hot Cross Buns. Đây là hai loại bánh ngọt phổ biến, thường ăn kèm với nho khô và dùng suốt trong những ngày diễn ra Lễ Phục Sinh. Hot Cross Buns được trẻ em vô cùng yêu thích và đã có một bài hát riêng về món bánh này.
• Các thành viên trong những gia đình tại Đức sẽ tập hợp và cùng nhau ăn bữa tối vào dịp Lễ Phục Sinh và không thể thiếu món súp Chervil. Món súp này có thành phần chế biến từ một loại thảo mộc tên là Chervil, mọi người sẽ ăn chúng ngày thứ năm của Tuần Thánh trước lễ Phục Sinh. Vào ngày chủ nhật của Lễ thì người Đức còn tổ chức một bữa tối thịt cừu, ăn kèm khoai tây, rau xanh và làm bánh hình con cừu.
• Người Tây Ban Nha làm món bánh Rosquillas (bánh Donut) truyền thống vào dịp Phục Sinh. Món bánh này được làm từ các thành phần đó là trứng, sữa, đường, bột mì, bột nở, vỏ chanh và dầu. Rồi người ta đem chúng đi chiên giòn, phủ đường quế và thưởng thức trong suốt Tuần Thánh.
• Các thành viên trong gia đình người Úc sẽ tổ chức các bữa tiệc thân mật với nhiều món ăn như thịt cừu nướng, thịt bò, thịt gà ăn kèm với các loại rau củ và salad, bánh Hot Cross Bun.
• Nét đặc biệt trong ngày Lễ Phục Sinh của người dân Phần Lan đó chính là mọi người sẽ làm món bánh Mammi. Một loại bánh ngọt mềm, có hương thơm từ vỏ cam và đường mật, ăn kèm cùng với sữa hoặc kem. Mammi cần phải được ướp lạnh trước 3 -4 ngày rồi mới ăn nên người ta thường chuẩn bị nó trước dịp lễ.
• Món ăn đặc trưng cho ngày lễ Phục Sinh tại Ý đó chính là Pizza Rustica, nó được làm từ thịt đem trộn với phomai, bọc trong lớp vỏ bánh mỏng. Người Ý làm món bánh này từ rất lâu đời, nó có sự khác biệt hương vị giữa các thành phố khác nhau, tùy vào sự sáng tạo và tay nghề của người đầu bếp. Bữa tối tại Ý ấm cúng, dưới ngọn nến lung linh, thưởng thức các bữa tiệc và tặng quà cho nhau.
• Món ăn truyền thống của người Hy Lạp vào dịp lễ Phục Sinh đó chính là bánh ngọt Koulourakia. Món bánh này có hình dạng giống như của một con rắn, nó được ăn vào ngày thứ 7 của Tuần Thánh.
Trên đây là những sự khác biệt trong ngày Lễ Phục Sinh của Việt Nam và các nước, khacnhaugiua.vn hy vọng bạn đã nắm rõ được những đặc trưng này để bổ sung và kho tàng kiến thức của bản thân nhé.