Lấy vợ, lấy chồng là một trong những chuyện hệ trọng nhất của một đời người. Không chỉ riêng nhà trai phải chuẩn bị tất bật cho lễ cưới mà nhà gái cũng bận rộn không kém với những công việc chuẩn bị đưa dâu sang nhà chồng. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu một số điểm khác nhau trong việc lấy vợ và lấy chồng.
1. Đối tượng
Lấy vợ, lấy chồng khác nhau đầu tiên chính là ở đối tượng. Lấy vợ là hành động chỉ người đàn ông mong muốn được kết hôn với người mình yêu làm vợ. Sau đó, người đàn ông phải chuẩn bị các công đoạn từ cầu hôn, tổ chức các nghi thức trước đám cưới, trong lễ cưới để rước được người mình yêu về làm vợ.
Trong khi đó, lấy chồng được hiểu là người phụ nữ chuẩn bị trở thành vợ của người họ yêu. Muốn tiến tới kết hôn trở thành vợ chồng, người phụ nữ cũng cần chuẩn bị rất nhiều công đoạn khác nhau từ trước khi lễ cưới diễn ra cho tới khi lễ cưới kết thúc.
Và tất nhiên, cách chuẩn bị lễ cưới của cả sẽ có những điểm khác nhau vô cùng thú vị.
2. Những hoạt động cần chuẩn bị trước đám cưới
Lễ dạm ngõ
Trước khi lễ cưới diễn ra, nhà trai và nhà gái phải tiến hành thực hiện lễ dạm ngõ. Và tất nhiên, người đàn ông muốn lấy vợ và người phụ nữ muốn lấy chồng phải chuẩn bị nhiều việc cho buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình này.
Điểm khác nhau ở đây là người đàn ông muốn lấy vợ phải cùng gia đình mình đến xin phép cho con trai mình được gặp gỡ, tìm hiểu trước khi tiến đến những bước xa hơn trong mối quan hệ. Lúc này, nhà trai cần chuẩn bị trầu cau là đủ.
Trong khi đó, người phụ nữ muốn lấy được chồng cùng nhà gái phải chuẩn bị đầy đủ trà nước cũng như các thành viên đại diện gia đình để tiếp đón nhà trai một cách lịch sự và chu đáo nhất.
Cụ thể, nhà trai tới nhà gái tặng lễ vật, thưa chuyện, nhà trai chuẩn bị một bài phát biểu trong lễ dạm ngõ, tỏ ý muốn để đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau và có kế hoạch tiến tới hôn nhân. Sau thời gian chuyện trò, cô dâu chú rể tương lai được cha mẹ nhà gái đưa lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.
Sau khi buổi gặp gỡ kết thúc, nhà gái có thể làm cơm thiết đãi nhà trai. Nếu không có thời gian và điều kiện, nhà gái có thể bỏ qua việc mời cơm này.
Lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, người đàn ông lấy vợ cùng gia đình mang lễ vật tới nhà gái. Người phụ nữ muốn lấy chồng sẽ nhận lễ vật từ người đàn ông, coi gia đình trở thành thông gia từ đây, chỉ chờ ngày cưới để thông báo chính thức.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai tiến hành đến nhà gái. Sau đó hai gia đình trao đổi lễ vật. Gia đình của người phụ nữ muốn lấy chồng phải nhận lễ vật của nhà trai. Nhà gái cũng cần sắp xếp đội đỡ tráp là các cô gái còn độc thân là bạn bè hoặc người thân của gia đình.
Sau khi hoàn tất màn trao quả, đại diện nhà gái mời nhà trai dùng nước và giới thiệu đại diện của hai bên gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến nhà gái theo bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước.
Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ. Sau đó mẹ cô dâu, mẹ chú rể cung mở các tráp lễ trước sự chứng kiến của hai gia đình.
Lúc này, người phụ nữ muốn lấy chồng hay cô dâu mới được người thân dắt ra để chào hỏi gia đình hai bên, trước đó chỉ ngồi trong phòng không xuất hiện. Sau đó, hai gia đình sẽ bàn bạc việc tổ chức lễ cưới.
3. Những nghi thức trong lễ cưới
Lễ xin dâu
Điểm khác nhau là người đàn ông muốn lấy vợ cùng gia đình phải tới nhà gái mang theo một cơi trầu để xin dâu. Sau đó, gia đình hai bên sẽ nói chuyện, nhà trai trình bày nguyện vọng được đón cô dâu mới về nhà chồng. Trong khi đó, người phụ nữ sắp lấy chồng sẽ không được xuất hiện trong thời gian này.
Sau đó, người muốn lấy vợ sẽ lên phòng đón cô dâu xuống chào hai họ. Trong lễ xin dâu, người phụ nữ sắp lấy chồng sẽ được bố mẹ, người thân trao tặng quà hồi môn như kiềng vàng, nhẫn…Chú rể tương lai sẽ không tặng quà, trao nhẫn cho cô dâu vào thời điểm này.
Lễ thành hôn tại nhà trai
Điểm khác nhau tiếp theo giữa việc lấy vợ, lấy chồng chính là những hoạt động tại lễ thành hôn tại nhà trai.
Khi cô dâu về đến nhà trai, đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu chào đón cô dâu mới về nhà chồng. Bố chồng sẽ đưa cô dâu lên thắp hương ra mắt tổ tiên. Chú rể không thực hiện nghi thức này.
Sau đó đại diện nhà trai sẽ dẫn họ hàng lên thăm phòng tân hôn của cô dâu chú rể. Đây là một thủ tục không thể thiếu, thể hiện sự chuẩn bị một cách đầy đủ cho cuộc sống mới của hai vợ chồng.
Cô dâu chú rể mời nước quan viên hai họ, đại diện nhà gái dặn dò cô dâu những điều cuối cùng trước khi ra về.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động lấy vợ lấy chồng được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ có những thông tin cần thiết để áp dụng cho bản thân thực hiện đầy đủ các lễ nghi trước khi cưới cũng như lễ cưới đúng nghi thức nhất.