Lý thuyết tâm lý về tính cách của con người thường được chia làm hai loại xu hướng chính: Hướng nội và hướng ngoại. Vậy thế nào là người hướng nội, người hướng ngoại, và giữa họ có những điều gì khác nhau? Hãy cùng Khacnhaugiua.vn đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
1.Khái niệm
Điểm khác nhau đầu tiên giữa hướng nội và hướng ngoại chính là khái niệm về hai thuật ngữ này.
Thuật ngữ hướng nội và hướng ngoại được giới thiệu lần đầu qua nghiên cứu khoa học của bác sĩ tâm thần học Carl Jung năm 1921.
Những người có xu hướng hướng ngoại có năng lượng dễ gần, thân thiện và hoà đồng. Họ có phần cởi mở khi chia sẻ câu chuyện, lấy cảm hứng khi trò chuyện cùng người khác vì họ nhận được năng lượng chủ yếu từ việc giao tiếp xã hội. Thậm chí đôi khi họ cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi phải ở một mình.
Trong khi đó, người hướng nội thường là những người sống nội tâm, kín đáo, có phần dè dặt. Họ tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ bên trong, khó mở lòng tâm sự. Thay vì tìm kiếm sự cảm giác vui vẻ, thích thú từ các mối quan hệ xã hội bên ngoài, người hướng nội có xu hướng dành thời gian riêng tư cho bản thân, lấy lại năng lượng đã mất.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người hướng nội là những người không có khả năng giao tiếp trôi chảy. Trên thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới là người hướng nội vẫn sở hữu khả năng hùng biện, giao tiếp xuất sắc, có thể kể đến như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Hillary Clinton,… Điều khác biệt là họ cần khoảng thời gian riêng tư chỉ đơn giản để cảm thấy thoải mái.
Tương tự như vậy, người hướng ngoại cũng có lúc cần thời gian dành riêng cho bản thân, tuy không nhiều bằng người hướng nội, nhưng cũng là vô cùng cần thiết để giúp họ cân bằng năng lượng trong ngày.
2. Sự khác biệt trong cấu trúc não bộ giữa người hướng nội và người hướng ngoại
Việc giải phẫu não bộ đưa ra minh chứng khoa học cụ thể về sự khác biệt giữa người mang tính cách hướng nội và hướng ngoại. Cụ thể đến từ hai chất dẫn truyền thần kinh mang tên dopamine và acetylcholine, thứ “nước ép kích thích” tác động mạnh mẽ đến hành vi con người.
Laney viết, nhưng khi nói đến những người hướng nội trầm lặng, quá nhiều dopamine có thể kích thích họ quá mức. Mặt khác, khi những người hướng nội đọc, tập trung hoặc sử dụng tâm trí của mình theo một cách nào đó, họ sẽ cảm thấy dễ chịu vì não tiết ra acetylcholine – một cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng đến mức người hướng ngoại khó nhận thấy.
Ở một mức độ nào đó, điều này giải thích tại sao những người hướng ngoại có thể tìm kiếm những tình huống mới thú vị, cũng như các cơ hội xã hội. Trong khi những người hướng nội thà ở nhà với một cuốn sách hay hoặc đi chơi theo cách có ý nghĩa với chỉ một người khác.
3. Ưu và nhược điểm của người hướng ngoại và người hướng nội
Hầu hết con người chúng ta không ai có xu hướng hướng nội hay hướng ngoại tuyệt đối và dù hướng nội hay hướng ngoại thì đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Đây cũng là điểm giúp bạn phân biệt hai xu hướng tính cách này.
3.1 Ưu điểm
Người hướng nội có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là khi nói đến việc duy trì và củng cố các mối quan hệ. Họ là:
- Những người biết quan tâm: Người có xu hướng hướng nội thường là người rất chu đáo, họ có nhận thức cao về bản thân cũng như mọi người, đồng thời là một người bạn biết lắng nghe.
- Những người có óc quan sát tốt:Thường xuyên dành nhiều thời gian quan sát hơn là tương tác giúp những người hướng nội có xu hướng quan sát chính xác hơn về hành vi của con người so với những người hướng ngoại. Nói cách khác, họ có thể “đọc” mọi người và hiểu họ hơn
- Những người ít trầm ổn, ít bốc đồng: Họ thường là những người suy nghĩ sâu sắc trước khi nói ra hay hành động điều gì đó. Điều này giúp họ nhìn nhận sâu rộng về sự việc, tránh gây tổn thương cho người khác vì giây phút bốc đồng.
Trái lại, người hướng ngoại là những người có xu hướng thoải mái và tự tin trong các tình huống giao tiếp xã hội, rất dễ trở thành tâm điểm, gây được ấn tượng tốt trong mắt mọi người.
- Dễ dàng kết nối với mọi người: Sự linh hoạt trong giao tiếp giúp những người hướng ngoại có nhiều mối quan hệ xã hội tốt. Mở rộng vòng bạn bè, khả năng quảng giao với mọi người.
- Là đối tượng sở hữu động lực hành động mạnh mẽ: Trái với sự cân nhắc kỹ lưỡng của người hướng nội, người hướng ngoại là người hành động kịp thời, biết nắm bắt cơ hội.
- Sự giúp đỡ từ các mối quan hệ xã hội: chủ động và thông minh trong cách tạo dựng mối quan hệ giúp những người hướng ngoại tận dụng được sự trợ giúp trong trường hợp cần thiết từ những mối quan hệ sẵn có.
3.2 Nhược điểm
Những người có xu hướng hướng nội cũng gặp nhiều khó khăn phổ biến trong cuộc sống có thể kể đến:
- Thường bị hiểu lầm: đa số họ thường bị cho là xa cách, không thân thiện do bạn chất thích quan sát, sống nội tâm của họ
- Khó quản lý cảm xúc: Những người hướng nội có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý cảm xúc của họ. Điều này có thể xảy ra một phần vì những người hướng nội có xu hướng một mình vật lộn với những cảm xúc tiêu cực. Họ dùng thời gian nghiền ngẫm hoặc đắm chìm trong những cảm xúc không mong muốn, thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ để đối phó với chúng.
Tương tự những người hướng nội, người hướng ngoại cũng gặp không ít những khúc mắc:
- Không có nhiều các mối quan hệ thực sự thân thiết: Mặc dù ngoại giao giỏi và có nhiều các mối quan hệ, các mối quan hệ này thường không bền chặt vì thiếu sự gắn kết. Đơn giản là họ có quá nhiều mối quan hệ cần duy trì.
- Không thực sự giỏi lắng nghe: Đôi khi những người hướng ngoại thích chia sẻ và giao tiếp đến nỗi họ cảm thấy khó để chủ động lắng nghe người khác.
Trên đây là một số điểm khác nhau giữa xu hướng tính cách hướng nội hay hướng ngoại được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn bạn nhé!
Thật là một bài viết hay và ý nghĩa,miêu tả đúng y như những tính cách cũng như ưu điểm và nhược điểm mà mình đang có,cảm ơn tác giả đã cho mình có một bài viết chất lượng và đáng đọc như thế.