Chúng ta thường tham gia vào các cuộc tranh luận(debate) và thảo luận nhóm(group discussion) ở trường trung học, đại học và tại văn phòng. Hoạt động này không chỉ quan trọng trong việc trau chuốt bản thân, mà nó còn sàng lọc suy nghĩ của mỗi người và giúp người đó hiểu được các quan điểm khác nhau. Mọi người thường bị nhầm lẫn giữa hai hoạt động này, nhưng một cuộc tranh luận là hình thức của một cuộc thi, nơi sẽ có một trong hai bên chiến thắng còn thảo luận nhóm thì không.
Trong một cuộc tranh luận(debate), tất cả thành viên của đội, sẽ có được cơ hội công bằng để thể hiện quan điểm trên những vấn đề cụ thể và phe nào đạt được nhiều điểm thực tế và điểm ảnh hưởng hơn sẽ thắng.
Ngược lại, cuộc thảo luận nhóm(group discussion) liên quan đến giao tiếp chính diện giữa những người tham gia, trong đó họ tương tác bằng lời nói, chia sẻ, bắt đầu thảo luận ý tưởng và góc nhìn, để đi đến một kết luận thống nhất.
Định nghĩa Debate
Debate-tranh luận, cũng là một hình thức của discussion-thảo luận trên một vấn đề cụ thể, trong đó có sự tham gia của nhiều người để đưa ra ý kiến của họ. Về mặt hình thức, trong một cuộc tranh luận, những người tham gia được chia thành hai đội, một đội ủng hộ hoặc tán thành trong khi đội kia đưa ra quan điểm trái ngược.
Một cuộc tranh luận với hai đội tham gia sẽ có khán giả và người phán xét, họ sẽ đánh giá chất lượng của lí lẽ và lập luận được nêu.
Hoạt động này có ích trong việc xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng của người tham gia và cũng cải thiện kỹ năng nói trước đám đông của họ.
Hơn nữa, các cuộc tranh luận được vận hành bởi các quy tắc được tán thành ngay từ đầu. Nó được đánh giá bởi nhiều người và vậy nên một phe sẽ thắng trong khi phe còn lại thua. Nó được bắt đầu bởi đội khẳng định, hỗ trợ và tán thành với chủ đề, theo sau đó là đội phủ định nó và mô hình này tiếp tục. Bằng cách này, mỗi đội có được cơ hội công bằng để chống lại lý lẽ của đối thủ.
Trong một cuộc tranh luận, mỗi người phát biểu được giao một thời lượng nhất định để trình bày quan điểm và trả lời câu hỏi của đội đối thủ đưa ra. Và vậy nên sẽ có một hồi chuông thông báo về thời gian bắt đầu để tổng kết và hoàn thành tranh luận, sau đó là một hồi chuông kết thúc.
Định nghĩa Group Discussion
Group Discussion có thể được định nghĩa là một kỹ thuật mở rộng, được sử dụng để đánh giá sự hiểu biết của một cá nhân đối với các tiêu chí liên quan cho công việc, tuyển dụng, v.v. Nó có nghĩa là để tinh lọc quan điểm của những người tham gia.
Nó được sử dụng để phân tích toàn bộ tính cách của một người như suy nghĩ, quan điểm, hành vi, trí tuệ cảm xúc, v.v.
Những điểm khác nhau chính giữa Debate và Group Discussion
Sự khác biệt giữa tranh luận và thảo luận nhóm có thể được rút ra rõ ràng qua các thông số dưới đây:
- Thảo luận nhóm là một quá trình phân tích và tương tác, trong đó việc thể hiện suy nghĩ, ý tưởng, ý kiến và lập luận diễn ra bằng cách giao tiếp cởi mở giữa những người tham gia. Mặt khác, tranh luận là một cuộc thảo luận hoặc cuộc thi có hệ thống về một vấn đề cụ thể, trong đó những người tham gia đưa ra các lập luận đối lập và kết thúc bằng quyết định cuối cùng dựa trên phiếu bầu.
- Tranh luận là một loại cuộc thi và vì vậy bản chất của nó là cạnh tranh, trong khi đó thảo luận nhóm là một quá trình hợp tác.
- Trong một cuộc tranh luận có hai mặt đối lập – khẳng định (ủng hộ) và phủ định (chống lại). Ngược lại, không có mặt nào như vậy trong trường hợp thảo luận nhóm.
- Trong một cuộc tranh luận, những người tham gia cố gắng thuyết phục người nghe bằng các bằng chứng và lý lẽ. Ngược lại, trong một cuộc thảo luận nhóm, các thành viên hướng đến việc chia sẻ ý kiến và trao đổi lập luận và thông tin với các thành viên khác.
- Trong một cuộc tranh luận, cả hai đội có thể nói về một vấn đề, từng đội một có thể dẫn dắt cuộc tranh luận sâu hơn và cũng có thể phản bác lại câu hỏi mà đối phương đưa ra. Ngoài ra, một lượng thời gian đã định được phân bổ cho mỗi người tham gia để phát biểu. Ngược lại, trong thảo luận nhóm, không có việc đến lượt, một ứng viên có thể đưa ra quan điểm của mình bất cứ lúc nào người phát biểu hoàn thành quan điểm của họ.
- Cuộc tranh luận liên quan đến thắng thua, trong khi thảo luận nhóm liên quan đến việc thể hiện quan điểm riêng của một người và tôn trọng quan điểm của người khác.
- Trong một cuộc tranh luận, người nói phải nói ủng hộ/hỗ trợ chủ đề. Trong một cuộc thảo luận nhóm, người tham gia có thể tự do chia sẻ quan điểm của mình với nhóm, bất kể quan điểm của họ ủng hộ điều gì hay chống lại điều đó, đồng thời người tham gia cũng được phép bảo vệ quan điểm của mình bằng cách lập luận logic.
- Thảo luận nhóm không đưa đến kết luận hoặc quyết định cuối cùng nhưng kết thúc sẽ đạt được sự đồng thuận. Ngược lại, trong trường hợp tranh luận, quyết định cuối cùng dựa trên biểu quyết.
- Trong một cuộc tranh luận, những người tham gia chỉ nói về một chủ đề cụ thể. Trong một nhóm, các tranh luận có thể diễn ra theo một hướng khác, nhưng cần tránh việc sai lệch.
Kết luận
Cả tranh luận và thảo luận nhóm đều tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá kỹ năng giao tiếp của cá nhân và đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực học thuật, chuyên môn và hành chính.