Hiểu lầm và không phân biệt được con nưa và con trăn trên thực tế đã gây ra nhiều tai nạn thương tâm. Vậy sự khác nhau giữa con nưa và con trăn là gì? Hãy cùng Khacnhaugiua.vn tìm hiểu và phân biệt hai loài bò sát này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc điểm cơ thể và hình thái
Đều là bò sát thuộc nhà rắn, nưa và trăn sở hữu nhiều đặc điểm tương đối giống nhau. Điều này có thể khiến nhiều người nhầm lẫn, dưới đây là những điểm khác biệt bạn cần nắm rõ.
Trăn là loài động vật bò sát, một chi rắn siết trong họ Pythonidae. Chúng là loài rắn bản địa của Đông bán cầu. Trăn dường như không còn xa lạ với chúng ta khi chúng dường như có mặt trên khắp mọi miền đất nước ta, chủ yếu là các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, vùng sông nước phía Nam.
Có ngoại hình khá giống trăn và thường xuyên bị nhầm lẫn với trăn, nưa hay còn được gọi bằng cái tên trăn 9 mũi, còn khá xa lạ với chúng ta. Đây là loài vật kịch độc thuộc chi Daboia, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nưa được biết đến là thuộc trong bộ tứ rắn độc của Ấn Độ.
Đặc điểm | Con nưa | Con trăn |
Đầu | Trên đầu con nưa thường có 8 vết đen khá lớn hình dáng một cái đầu. Cũng vì thế nưa được mệnh danh là trăn 9 đầu. Trên đầu nưa còn có 2 sợi râu dài, trong đó có chất sệt sệt màu trắng giống như mủ cóc, rất độc. Nưa thường sử dụng chất độc từ 2 chiếc râu này để giết con mồi và tự vệ. | Chúng có đầu hình tam giác, không có các chấm trên đầu như con nưa. |
Số lượng lỗ mũi | Con nưa có hai lỗ mũi chính và thêm 7 lỗ mũi hô hấp phụ | Trăn chỉ có hai lỗ mũi chính |
Mùi cơ thể | Mùi rất hôi, tương tự mùi thịt thối rữa, đứng cách xa cũng có thể nhận thấy | Con trăn thì không có mùi này |
2. Môi trường sống
Con nưa và con trăn có môi trường sống hoàn toàn khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm giúp bạn phân biệt được chúng khi gặp ở ngoài thực tế.
Nơi ở thích hợp của Trăn là rừng núi lá thấp, rừng thưa và rừng cây bụi tái sinh. Trăn đặc biệt ưa thích những nơi khô ráo, râm mát, có bóng cây, và lý tưởng nhất là những nơi gần bờ sông, suối, đầm, hồ.
Trăn không đào hăng mà hay tìm những gốc cây, hốc đá để trú ẩn. Ở đồng bằng Nam Bộ trăn ưa chuộng sống ở những nơi hoang dã như đầm lầy, rừng ngập mặn, rừng sú vẹt ngập nước
Giống với nhiều loài bò sát khác, trăn là những động vật ưa ấm và ẩm, rất nhạy cảm cái lạnh. Ở miền Bắc, để chống chọi với cái rét, trăn phải tìm những nơi trú ẩn thật kín đáo và chỉ chui ra khỏi hang ổ thực sự khi cần thiết.
Trong khi đó, nưa lại thích sống ở những nơi rậm rạp, ẩm thấp và ấm áp, càng mưa ẩm, nưa lại càng ưa thích. Đa số chúng sống trong các khu đầm lầy, rừng rậm và ven sông nước. Nưa hoàn toàn có thể di chuyển linh hoạt dưới nước nhờ sự phối hợp linh hoạt của phần vảy ở cơ bụng.
3. Tập tính hoạt động
- Chu kỳ hoạt động ngày:
Cả trăn và nưa đều chủ yếu hoạt động về đêm còn ban ngày chúng tìm nơi kín đáo để ẩn nấp. Tuy nhiên, một điều cực đặc biệt đó là vào buổi đêm, trong quá trình trao đổi khí, con nưa sẽ thở ra khí độc. Nồng độ chất độc có thể không đủ để gây nguy hiểm cho một người trưởng thành nhưng cần hết sức lưu ý với trẻ em.
- Cách bò, trườn:
Khi trườn, toàn bộ cơ thể của trăn sẽ áp sát xuống mặt đất. Giống như các loài thuộc họ rắn khác cơ sườn co bóp làm cho xương sườn của trăn di động về phía trước, các đầu nhọn nơi vảy của chúng sẽ giống như bàn chân giẫm lên các vật thể khác để đẩy cơ thể tiến về phía trước.
Trong khi đó, con nưa có tập tính ngóc đầu lên khi trườn. Tuy cơ chế di chuyển về cơ bản là giống trăn khi sử dụng sự uyển chuyển của các vày đẩy thân mình về phía trước, nưa sở hữu khả năng di chuyển nhanh hơn nhiều. Sau khi di chuyển, chúng thường để lại vết tích dạng 2 lằn dài trên đất.
- Thức ăn và cách thức săn mồi:
Thành phần thức ăn của trăn và nưa đều khá giống nhau. Chúng chủ yếu ăn các động vật có máu nóng như chim (bồ câu, gà, vịt,…), thú có guốc nhỏ, các loài gặm nhấm, ếch nhái và các loài bò sát khác.
Con trăn săn mồi bằng cách rất thú vị. Thông thường chúng thường nằm bất động trong bụi rậm đẻ rình rập con mồi. Do đặc điểm màu sắc, trăn có khả năng ngụy trang khéo léo đánh lừa thị giác con mồi. Khi con mồi rơi vào tầm ngắm của chúng, trăn bắt đầu tấn công, nhanh như chớp dùng thân mình kẹp chặt con mồi khiến nó chết ngạt.
Khác với trăn thường ẩn mình, nưa sở hữu khả năng săn mồi bằng nhiều cách thức. Chúng có thể rình rập, tấn công, kẹp con mồi cho đến chết hoặc dùng hai chiếc râu ở mũi tiết nọc độc vào con mồi dồn chúng vào chỗ chết.
4. Độc tố
Thực tế, trăn là một loài bò sát hiền lành, hoàn toàn không có nọc độc, chúng tấn công con mồi bằng cách siết cho đến chết. Khi ăn no thường nằm một chỗ để tiêu hóa, khi ấy, trăn rất ù lỳ, dù bị trêu chọc cũng không có phản ứng gì. Cho nên nhân dân đi rừng gặp trăn lúc này bắt rất dễ dàng.
Trăn cũng thường xuyên dùng để ngâm rượu, thịt trăn cao trăn được cho là có nhiều giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, mỡ trăn còn được sử dụng cho việc chăm sóc da bởi sự lành tính và nhiều thành phần kháng khuẩn tự nhiên.
Trái lại, nưa được xem là loài động vật kịch độc. Như đã phân tích, ban đêm nưa nhả ra khí độc rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Không những vậy, bộ lòng đặc biệt là gan và mật của nưa chứa nhiều chất độc chết người.
Ngoài ra, ăn nhầm thịt nưa gây ngộ độc với nhiều biểu hiện như sốt rét, thân nhiệt tăng cao không giảm, rối loạn nhịp tim,đau đầu, nôn mửa, thương tổn gan, suy thận,… Nghiêm trọng hơn ngộ độc hoàn toàn có thể gây tử vong, cơ hội sống là vô cùng mong manh dù có được chữa trị kịp thời.
Trên đây là một số điểm khác nhau giữa hai giống loài vật thường bị nhầm lẫn trăn và nưa. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ mình, ngăn chặn các hiểm hoạ có thể xảy đến trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên gửi những thắc mắc của bạn cho Khacnhaugiua.vn để được giải đáp nhé!