Một quốc gia bất kỳ sẽ có quy tắc tổ chức bộ máy vận hành riêng. Nhưng đa phần các quốc gia trên thế giới hiện nay sẽ có hai phần quan trọng trong bộ máy đó là Chính phủ và Quốc hội. Tuy nhiên nhiều người dân có thể chưa nắm rõ và chưa phân biệt được hai bộ phận này. Sau đây chúng ta sẽ cùng học cách phân biệt rõ ràng và chính xác nhất.
I. Sự cấu thành và cơ cấu tổ chức
1. Quốc hội
Quốc hội được hình thành cùng với sự phát triển của chế độ tư sản. Quốc hội sẽ được xây dựng và xác định các thành viên dựa trên những cuộc tổng tuyển cử và bầu cử. Người dân hay còn được gọi là các cử tri khi đủ tuổi sẽ trực tiếp tham gia bầu cử Quốc hội dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, phổ thông nhất định.
Quốc hội thông thường được phân chia thành thượng nghị viện và hạ nghị viện. Nhưng ở một số quốc gia như Thuỵ Điển, Na Uy,…Quốc hội được hoạt động dưới một viện duy nhất. Về cơ cấu tổ chức, Quốc hội sẽ có 7 bộ phận chính bao gồm: Lãnh đạo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, và các cơ quan thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trong mỗi bộ phận này sẽ lại tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều vị trí lãnh đạo cũng như cơ quan, đoàn thể nhỏ khác với những nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, mọi thứ đều trên cơ sở đảm bảo thống nhất quy trình vận hành, lãnh đạo và phát triển quốc gia.
Quốc hội sẽ bao gồm nhiều vị trí lãnh đạo và các cơ quan quyền lực bên dưới khác nhau.
2. Chính phủ
Chính phủ sau đó sẽ được thành lập bởi chính Quốc hội. Khi Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chức năng, vai trò của mình cho tới khi có Chính phủ mới thành lập bởi Quốc hội khoá mới. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Quốc hội bầu ra, các Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, thành viên khác. Các thành viên khác của Chính phủ có thể không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Chỉ Quốc hội mới có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng trước nhiệm kỳ và bầu ra một Thủ tướng mới. Các chức vụ khác như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ nếu Thủ tướng muốn bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức sẽ cần đề nghị lên Quốc hội và được phê chuẩn.
II. Chức năng và nhiệm vụ
1. Quốc hội
Quốc hội chính là cơ quan có quyền lực cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất đại diện cho Nhân dân. Quốc hội sẽ có vai trò giám sát mọi hoạt động vận hành của một quốc gia, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và các vấn đề quan trọng khác.
Một số nhiệm vụ thứ yếu quan trọng nhất cũng như quyền hạn của Quốc hội bao gồm:
- Dự thảo và thông qua, chỉnh sửa Hiến pháp, luật pháp.
- Thực hiện quyền giám sát tới toàn thể các hoạt động tối cao của bộ máy vận hành quốc gia, các cơ quan quyền lực, chính phủ khác do Quốc hội thành lập.
- Đề ra những chính sách, mục tiêu và nhiệm vụ trong sự phát triển đất nước, đặc biệt về mặt kinh tế xã hội.
- Quyết định các chính sách về dân tộc, tôn giáo, tài chính, tiền tệ, thuế, ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ,…
- Đề ra các quy định về hoạt động và cơ cấu tổ chức của những bộ phận quan trọng như chính Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, Kiểm toán nhà nước,…
- Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các chức vụ cao cấp trong những bộ máy quan trọng của quốc gia.
- Quy định các vấn đề về chiến tranh và hòa bình quốc gia, các tình trạng và biện pháp khẩn cấp, an ninh quốc gia.
Và còn rất nhiều chức năng cũng như nhiệm vụ quan trọng khác của Quốc hội.
Các cơ quan này đều có nhiệm vụ chung là đảm bảo sự vận hành tốt của quốc gia.
2. Chính phủ
Đối với Chính phủ, chúng ta có thể tóm tắt vai trò chính của cơ quan này đó là quản lý mọi hoạt động trên các mặt của Nhà nước cũng như đời sống xã hội người dân thuộc toàn quốc gia. Chính phủ sẽ cần thống nhất trong vấn đề quản lý và theo dõi việc thực thi các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hoá, cho tới xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại. Ngoài ra Chính phủ cũng cần đảm bảo hiệu lực của bộ máy nhà nước tại toàn cấp từ trung ương cho đến cơ sở, chắc chắn rằng người dân có sự tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, Hiến pháp. Chính phủ đồng thời có nhiệm vụ phát huy quyền làm chủ quốc gia của người dân thông qua sự xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều này cũng nhằm đảm bảo có thể ổn định và từng bước nâng cao đời sống của người dân.
III. Lịch sử phát triển của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam
Để tìm hiểu và phân biệt rõ ràng, nhanh hơn về hai bộ máy quyền lực này, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của chính Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam có tiền thân là Quốc dân Đại hội Tân trào xuất hiện vào những năm 1945. Sau khi có sắc lệnh từ Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, cử tri trên 18 tuổi từ cả nước sẽ tham gia bỏ phiếu để lựa chọn ra những người tham gia vào Quốc hội. Từ đó Quốc hội sẽ xây dựng nên các bộ phận khác trong bộ máy vận hành của quốc gia cũng như dự thảo và thông qua Hiến pháp. Trải qua nhiều cuộc Tổng tuyển cử và bầu cử Quốc hội cũng như dự thảo Hiến pháp, vai trò của Quốc hội Việt Nam mới ngày càng được làm rõ, tăng cường và phát triển hơn. Theo lịch sử ghi nhận thì những giai đoạn Hiến pháp quan trọng trong vấn đề này phải nói tới Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Đây là những giai đoạn Hiến pháp giúp xác định rõ nhất quyền lực, vai trò Quốc hội cũng như các nghị quyết trong việc đảm bảo vận hành quốc gia.
Quốc dân Đại hội Tân trào chính là tiền đề cho mọi cơ quan quyền lực quan trọng sau này của Việt Nam.
Quay trở lại thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc dân đại hội khi đó đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng với mục tiêu đảm nhiệm tốt các công tác hướng tới khởi nghĩa giành chính quyền. Đây chính là tiền thân của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Phiên họp đầu tiên của Chính phủ là ngày 3/9/1945 sau khi chúng ta giành được chính quyền. Vào ngày 2/3/1946, Chính phủ chính thức đầu tiên của nước ta được thành lập với các vị trí: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Nội các. Khi này chúng ta hướng đến mục tiêu chung là thống nhất các lực lượng quốc dân, tổng động viên toàn dân để đưa cuộc kháng chiến giành thắng lợi, độc lập nước nhà. Vậy nên mô hình Chính phủ kháng chiến thuở sơ khai này cũng chính là cơ sở để xây dựng những quy định về Chính phủ trong giai đoạn Hiến pháp đầu tiên 1946 sau này.
Mỗi người dân đều có những vai trò, nghĩa vụ nhất định đối với bộ máy vận hành của đất quốc. Để làm tốt những vai trò và nghĩa vụ ấy, trước tiên chúng ta cần hiểu và phân biệt rõ được vai trò, cơ cấu cũng như chức năng của các cơ quan quyền lực này. Trên đây là những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về Chính phủ và Quốc hội, đặc biệt là Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, mà Khacnhaugiua.vn muốn đưa tới các bạn độc giả. Hy vọng các bạn đã có được những kiến thức hữu ích cho mình và có thể phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa Chính phủ và Quốc hội.
Quốc hội và Chính phủ thì cơ quan nào giữ vai trò cao hơn. Tại sao trong tứ trụ triều đình quốc hội lại được xếp cuối cùng