Dựa trên mật độ dân số, tiện nghi, sự phát triển hay các cơ hội việc làm, giáo dục,… nơi định cư của con người chủ yếu được chia thành hai loại là nông thôn và thành thị. Vậy nông thôn và thành thị khác nhau như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Khacnhaugiua.vn!
1. Khái niệm
Thành thị là thuật ngữ dùng để chỉ những khu vực đông dân cư trong thành phố và sở hữu các đặc điểm của môi trường nhân tạo. Những người cư trú trong khu vực này có lợi thế dễ dàng tiếp cận với những tiện nghi khác nhau, phương tiện giao thông tốt hơn, có nhiều lựa chọn giải trí và giáo dục, cơ sở y tế.
Trong khi đó, nông thôn là thuật ngữ dùng để chỉ một khu vực nằm ở ngoại ô. Nó thể hiện đến một khu định cư nhỏ, nằm ngoài ranh giới của một thành phố, khu thương mại hay khu công nghiệp. Nông thôn có thể bao gồm làng hoặc thôn, nơi có thảm thực vật tự nhiên và không gian mở.
2. Đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính chính là một trong những yếu tố cần nhắc đến khi so sánh nông thôn và thành thị.
Tại thành thị, đơn vị hành chính phân chia thành phường, quận, thành phố. Trong khi đó, đơn vị hành chính của nông thôn được phân chia thành tiểu khu, thôn, làng, xã, huyện.
3. Môi trường
Môi trường là yếu tố tác động khá lớn lên sự khác nhau giữa nông thôn và đô thị. Tại các khu vực đô thị, đời sống con người có sự cách biệt lớn với thiên nhiên do sự tồn tại của môi trường được xây dựng.
Trong khi đó, khu vực nông thôn có nhiều điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, cũng bởi các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chúng.
4. Nghề nghiệp chính của cư dân
Cư dân cư trú tại khu vực thành thị thường tham gia vào các công việc phi nông nghiệp như thương mại, công nghiệp hay dịch vụ.
Trong khi đó, nghề nghiệp chính của người dân sống tại khu vực nông thôn là nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên ngày nay, do sự phát triển của công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhiều cư dân sống tại khu vực nông thôn cũng đang bắt đầu tham gia vào các công việc tại các khu công nghiệp hay khu du lịch… bên cạnh việc làm nông như trước.
5. Quy mô dân số
Quy mô dân số cũng chính là một trong những đặc điểm khác nhau rõ rệt khi so sánh nông thôn và thành thị.
Cụ thể, khu vực thành thị có quy mô dân số lớn hơn dựa trên quá trình đô thị hóa, bao gồm cả người dân nhập cư từ các khu vực nông thôn. Trong khi đó, khu vực nông thôn có quy mô dân số ít hơn, dân cư sống thưa thớt hơn khu vực thành thị.
6. Sự phát triển
Các khu vực thành thị được phát triển một cách có kế hoạch hoặc có hệ thống theo quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Trong khi đó, sự phát triển của khu vực nông thôn thường dựa trên sự có sẵn của thảm thực vật tự nhiên trong khu vực.
Đây cũng là một điểm khác nhau rõ rệt của nông thôn và thành thị.
7. Phân công lao động
Khu vực thành thị luôn có sự phân công lao động và chuyên môn hoá tại thời điểm giao việc. Khác với nông thôn, khu vực nông thôn thường không có sự phân công lao động rõ ràng.
8. Tiện nghi cuộc sống
Cư dân sống tại khu vực thành thị có điều kiện hưởng nhiều tiện nghi cuộc sống hơn. Chẳng hạn nhu cầu được giải trí (nghe nhạc, xem phim), địa điểm vui chơi, mua sắm (trung tâm thương mại, quán cà phê, công viên,…) ; nhu cầu về di chuyển giao thông cũng thuận lợi hơn khi có nhiều phương tiện di chuyển như ô tô, máy bay, tàu hoả,…; nhu cầu giáo dục hay y tế cũng có nhiều lựa chọn với số lượng bệnh viện và trường học lớn.
Trong khi đó, cư dân sinh sống tại nông thôn có ít hơn điều kiện tiếp xúc với các tiện nghi cuộc sống so với cư dân thành thị. Không có quá nhiều bệnh viện hay trường học, trung tâm thương mại hay các lựa chọn giải trí,… Đây là điểm khác nhau rất lớn giữa nông thôn và thành thị mà bạn không thể bỏ qua.
Trên đây là những tổng hợp của Khacnhaugiua.vn về sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Có thể dễ dàng nhận thấy, hai khu vực định cư của con người này rất khác nhau, liên quan mật thiết tới mặt độ cấu trúc định cư cũng như một số yếu tố khác của khu vực đó. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với Khacnhaugiua.vn để được giải đáp.