Với cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch, du học hay làm việc ở nước ngoài đều tăng lên. Nhu cầu sở hữu visa cũng không còn quá xa lạ khi muốn đi du lịch, học tập hay lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa visa du lịch, visa thương mại, visa lao động và visa du học. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn phân biệt visa du lịch, visa thương mại, visa lao động và visa du học. Tham khảo ngay nhé!
1. Khái niệm của các loại visa
Visa hay còn gọi là Thị thực, là loại giấy tờ chứng nhận người nước ngoài được phép nhập cảnh vào một quốc gia/ lãnh thổ khác – được Chính phủ của quốc gia/ lãnh thổ đó chấp thuận. Visa có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia người nước ngoài muốn đến hoặc xin cấp thông qua Đại sứ quán/ Lãnh sự quán của quốc gia đó (một số công ty dịch vụ cũng hỗ trợ làm hồ sơ xin Visa).
Visa du lịch hay Thị thực du lịch là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh với mục đích du lịch.
Trong khi đó, Visa doanh nghiệp (business visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào làm việc với doanh nghiệp tại đó.
Visa du học là loại giấy tờ chấp thuận người nước ngoài được phép ở lại quốc gia/ lãnh thổ khác với thời gian lâu hơn để học tập. Visa du học giúp du học sinh nhập cảnh vào nước khác và được nhà trường của nước đó công nhận là sinh viên chính thức.
Visa lao động là một loại giấy tờ dành cho người nước ngoài với mục đích làm việc tại nước sở tại. Người lao động nước ngoài được bảo lãnh bởi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Mục đích của các loại visa
Ngay từ tên gọi, chúng ta đều có thể biết được sự khác nhau tiếp theo giữa visa du lịch, visa doanh nghiệp, visa du học và visa lao động chính là ở mục đích của chúng.
Cụ thể, visa du lịch được sử dụng khi bạn muốn đi du lịch tại một quốc gia khác có yêu cầu phải có visa. Visa du lịch cũng được sử dụng trong trường hợp bạn muốn đi thăm gia đình, người thân, khám chữa bệnh,…
Trong khi đó, visa doanh nghiệp sử dụng khi bạn phải tham gia các hoạt động liên quan đến kinh doanh: truyền đạt nghiên cứu thị trường, gặp gỡ đối tác kinh doanh, tham gia hội nghị, v.v.
Đối với visa du học, visa được sử dụng để bạn nhập cảnh vào nước khác với mục đích học tập. Trường hợp xin visa du học có thời gian ngắn hơn thời gian học thì khi visa hết hạn, bạn bắt buộc phải quay trở về nước – chuẩn bị lại hồ sơ xin visa du học từ đầu để quay lại tiếp tục học tập.
Visa lao động lại được sử dụng khi bạn có nhu cầu muốn đi làm việc, xuất khẩu lao động,… tại nước ngoài.
3. Hiệu lực của các loại visa
Hiệu lực của visa rất khác nhau dựa trên yếu tố mục đích của chuyến thăm (du lịch, học tập, công tác). Hiện tại Việt Nam cấp Visa cho người lao động nước ngoài từ 1 tháng đến 1 năm, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp Còn đối với khách du lịch nước ngoài tối đa là 3 tháng.
Độc quyền, công dân Hoa Kỳ được cấp 6 tháng hoặc 1 năm cho cả mục đích kinh doanh và du lịch.
Đối với visa lao động sẽ tùy thuộc vào quốc gia bạn muốn làm việc mới biết hiệu lực của loại visa này. Chẳng hạn tại Việt Nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam có visa lao động thì visa này có hiệu lực nhiều nhất 2 năm.
Tương từ với visa du học, tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà hiệu lực của visa sẽ thay đổi. Chẳng hạn, visa du học tại Hàn Quốc có hiệu lực cụ thể như sau:
- Visa D4-1 (visa cấp cho DHS theo học tiếng Hàn): Có thời hạn 1 năm, hết thời hạn này được gia hạn thêm 1 năm nữa.
- Visa D4-6 (visa cấp cho DHS du học nghề): Có thời hạn 2 năm, được 1 lần gia hạn visa thêm 1 năm.
- Visa D2 (visa cấp cho DHS học cao đẳng, đại học, sau đại học): Loại visa này sẽ được gia hạn theo thời gian của chương trình học mà bạn đăng ký, có thể là 3, 4, 5 năm.
4. Thủ tục làm visa
Để các bạn có hình dung dễ nhất về thủ tục làm visa – một trong những điểm khác nhau của các loại visa này, Khacnhaugiua.vn sẽ lấy ví dụ trực tiếp là Việt Nam. Cụ thể, khi muốn nhập cảnh tại Việt Nam, từng loại visa sẽ cần có thủ tục xin cấp khác nhau.
Hồ sơ xin visa du lịch (tourist visa) nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:
- Hộ chiếu của người nước ngoài
- Căn cứ chứng minh việc về kế hoạch tua du lịch mà người nước ngoài sẽ thực hiện ở Việt Nam.
- Xác nhận về việc đặt vé máy bay đến Việt Nam.
- Tờ khai xin cấp visa du lịch (Tourist visa).
Trong khi đó, Hồ sơ xin visa doanh nghiệp / Visa thương mại (business visa) nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý của công ty (Đăng ký kinh doanh, mẫu NA16 – đăng ký mẫu chữ ký và con dấu. Thông báo mở hồ sơ)
- Công văn đề nghị xét duyệt nhân sự nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Hồ sơ xin visa du học tại Việt Nam dành cho người nước ngoài bao gồm:
- Thông tin hộ chiếu còn thời hạn trên 1 năm của người nước ngoài.
- Mẫu đơn xin thị thực theo yêu cầu của Cơ quan xuất nhập cảnh.
- Văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Hồ sơ xin visa lao động tại Việt Nam dành cho người nước ngoài bao gồm:
- Giấy phép hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp gồm: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp;
- Văn bản giới thiệu con dấu theo mẫu NA16, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức. Bạn nộp tờ khai này nếu lần đầu nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh;
- Tờ khai đề nghị xin visa lao động Việt Nam mẫu NA5 và giấy gia hạn tạm trú;
- Hộ chiếu gốc của người xin visa còn thời hạn theo quy định;
- Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động;
- Sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài.
Trên đây là một số điểm khác nhau của visa du lịch, visa thương mại, visa lao động, visa du học được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn độc giả đã có những thông tin cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng gửi về cho Khacnhaugiua.vn nhé!
Câu hỏi: