Ba thuật ngữ Copywriter, Content Writer, Content Creative thường khiến rất nhiều người nhầm lẫn và sử dụng không đúng cách, thậm chí là cả những người đang làm trong lĩnh vực marketing. Cho nên hôm nay khacnhaugiua.vn sẽ có bài viết về sự khác nhau giữa chúng để giúp bạn có thể phân biệt và sử dụng một cách chính xác nhất nhé, đọc ngay nào!
Điểm khác nhau giữa Copywriter, Content Writer, Content Creative
Khái niệm
Copywriter là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc tại vị trí sáng tạo các nội dung có giá trị cao, nhằm mục đích quảng bá, tăng nhận thức về các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, từ đó tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, phục vụ việc bán hàng trực tiếp.
Content Writer dùng để chỉ những người tạo ra nội dung để truyền tải thông tin ở dạng viết. Những nội dung này sẽ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp như marketing, bán hàng thông quan các kênh phổ biến như PR, SEO website…Từ đó tạo nên sự gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, mục đích bán hàng gián tiếp.
Content Creative là quá trình sáng tạo ra nội dung có giá trị cho độc giả, từ đó tạo sự thu hút và quan tâm đến lĩnh vực cụ thể, người sáng tạo nội dung sẽ được gọi là Content Creator.
Công việc cụ thể
Những công việc cụ thể mà các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên Copywriter thường đưa ra bao gồm: Google Ads; Facebook Ads; Instagram Ads; Social Media Posts; Video Scripts; Sales Pages; Email Campaigns; Print Marketing Materials; …
Còn Content Writer trong doanh nghiệp thường được giao các nhiệm vụ đó là các dịch vụ SEO, bài SEO đăng trên blog; tạo nội dung SEO cho doanh nghiệp; xây dựng các nội dung liên kết; PPC cho trang đích…
Công việc cụ thể của Content Creator được các doanh nghiệp tuyển dụng đó là lập kế hoạch PR, viết kịch bản, viết bài website, phối hợp với các bộ phận khác để sản xuất nội dung nhiều định dạng, hỗ trợ các chương trình quảng cáo trực tuyến…Hay hiểu theo cách thông thường thì Content Creator sẽ bằng Content Writer + Video + Infographic..
Mục đích
Copywriter hướng đến mục đích chính đó chính là tiếp thị và quảng cáo các sản phẩm, giúp đẩy mạnh doanh số bán ra cho doanh nghiệp. Cho nên nội dung của Copywriter mang tính chất truyền cảm hứng mạnh, thôi thúc suy nghĩ và hành động mua hàng ngay lập tức của khách hàng.
Content Writer hướng đến mục đích quan trọng chính là cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm để thu hút khách hàng, giữ chân họ trên các website, fanpage, tăng lượng tương tác với thương hiệu. Từ đó nâng cao việc nhận diện thương hiệu, dần dần biến họ trở thành những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Những người làm Content Creative, mục đích công việc cụ thể của họ là tạo ra giá trị cụ thể cho một nhóm độc giả. Khi doanh nghiệp tuyển Content Creator thì họ muốn tạo nên một loạt các nội dung độc đáo, có giá trị và thường thì những nội dung này sẽ không có liên quan trực tiếp đến sản phẩm cũng như là liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ sử dụng các thông tin, nội dung này để thu hút một nhóm độc giả nào đó và sau đó tận dụng nhóm độc giả đó cho mục tiêu Marketing cụ thể.
Hình thức trình bày, cách viết, độ dài
Copywriter thường hướng đến các bài viết ngắn gọn nhưng đảm bảo tạo nên độ viral và ảnh hưởng trực tiếp đến người xem. Nội dung chú trọng đến chiều sâu, mang nhiều giá trị và nêu bật các đặc điểm, ưu thế để khiến khách hàng ấn tượng với sản phẩm và quyết định mua ngay. Copywriter thường tạo tagline cho sản phẩm, campaign line, tên thương hiệu, lên nội dung cho sale bán hàng, các clip quảng cáo TVC.
Content Writer chú trọng nhiều đến việc quảng bá, đi theo xu hướng truyền thông nên bài viết rộng, chuyên sâu, bao quát và thường dài hơn. Content Writer khai thác các nội dung về sản phẩm để cung cấp thông tin độc đáo, mới mẻ về sản phẩm và tăng sự tương tác của khách hàng. Những người này thường thực hiện các nội dung liên quan đến bài PR sản phẩm, bài PR thương hiệu, post fanpage, bài trên website, hay các thông cáo báo chí.
Content Creative sáng tạo nội dung ngắn gọn, kết hợp chữ, hình ảnh và video, nó cần truyền đạt thông điệp đến người xem một cách xúc tích, thu hút nhất. Vì thế các Content Creator đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu một cách nghiêm túc để tạo được các giá trị có ảnh hưởng thực sự tới nhóm đối tượng khách hàng.
Doanh nghiệp nên tuyển dụng Copywriter, Content Writer, hay Content Creative?
Nếu những doanh nghiệp nào đang chú trọng vào việc phát triển các website, Fanpage, blog để hút lượng khách hàng tiềm năng, tăng tương tác, tăng tỷ lệ truy cập thì tuyển dụng Content Writer là hoàn toàn hợp lý. Còn nếu doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm, tăng thứ hạng trên Google và giúp lượng bán sản phẩm trực tiếp tăng lên nhanh chóng thì nên tuyển dụng Copywriter. Doanh nghiệp muốn thu hút cộng đồng bằng giá trị để thực hiện mục đích marketing cụ thể thì Content Creator sẽ là vị trí mà họ cần.
Mức lương mà doanh nghiệp đưa ra cho các vị trí Copywriter, Content Writer, Content Creator phụ thuộc vào kinh nghiệm và hiệu quả công việc mà họ mang lại.
Hy vọng với bài chia sẻ về sự khác nhau giữa Copywriter, Content Writer, Content Creative sẽ giúp độc giả nhận biết rõ và chính xác về từng khái niệm. Đồng thời giúp nhà tuyển dụng và người ứng tuyển không bị nhầm lẫn giữa các vị trí công việc.