Đều là những vùng đất tự nhiên nhô lên khỏi cảnh quan, đồi và núi mang nhiều đặc điểm tương đồng. Việc không có một định nghĩa chính xác, những tiêu chuẩn mang tính khoa học được chấp nhận rộng rãi cho chiều cao của núi hoặc đồi khiến không ít người gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vậy đồi và núi khác nhau như thế nào, làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng Khacnhaugiua.vn tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!
1. Quá trình hình thành và cấu tạo
Được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước, núi là những mô đất tự nhiên nhô lên khỏi cảnh quan có độ cao ít nhất 1968 feet (khoảng 600m). Một ngọn núi thường được chia làm ba phần: đỉnh(nhọn), sườn (dốc), chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất). Tuỳ vào độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình, người ta chia núi thành 3 loại:
- Núi thấp: Dưới 1000m
- Núi trung bình: Từ 1000m-2000m
- Núi cao: Từ 2000m trở lên
Trong khi đó, đồi có độ cao từ đỉnh thấp hơn tương đối so với núi, thường dưới 984-1968 feet (khoảng 300-600m). Đỉnh đồi tròn, ít nhọn, dốc liên sườn thoải. Thực tế, bên cạnh những ngọn đồi tự nhiên được tạo ra từ đứt gãy hoặc xói mòn, một số ngọn đồi có thể đã từng là những ngọn núi bị bào mòn do xói mòn trong nhiều ngàn năm.
Tuy nhiên, theo khoa học, không có bất kỳ định nghĩa chính thức nào áp dụng cho hai đối tượng địa lý là núi và đồi. Những định nghĩa trên đều xuất phát từ một số tổ chức khoa học, địa lý trên thế giới có nhu cầu và ứng dụng định nghĩa này sau khi nghiên cứu trên một số đối tượng nhất định. Theo đó, các nhà khoa học và địa lý học sẽ dựa vào phần đông để tiến hành đưa ra định nghĩa tương đối. Chính vì vậy, những định nghĩa này sẽ không chính xác tuyệt đối trên thực tế.
2. Sự đa dạng sinh học
Chắc hẳn bạn từng nghe câu chuyện các thầy thuốc truyền thống thường thích trú ngụ ở các vùng núi. Điều này dễ dàng được giải thích bởi ở núi, cây cỏ thực vật đặc biệt là các lá thuốc đa dạng, mọc với số lượng lớn, thuận tiện cho việc tìm kiếm, chế tác lá thuốc của họ.
Như đã phân tích trên, một đặc điểm địa hình nổi bật của núi đó là sườn dốc cao, địa hình có phần khúc khuỷu hơn nhiều. Chính vì vậy, khí hậu trên núi thường biến đổi linh hoạt, thậm chí là hoàn toàn khác nhau cùng một thời điểm trong ngày. Ví dụ: ở độ cao 2000m trở lên, áp suất khí quyển giảm, không khí loãng và lạnh hơn nhiều so với trung bình nền nhiệt chung tại khu vực. Mà các hệ sinh thái núi lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khí hậu, cho nên ở độ cao khác nhau, tồn tại những loài động thực vật khác nhau. Điểm chung giữa chúng là đều thực sự đa dạng, quý giá và đáng bảo tồn.
Trên thế giới, núi còn là ngôi nhà của rất nhiều động vật hoang dã. Núi rừng là nơi ẩn náu lý tưởng của chúng bởi nó cung cấp thảm thực vật xanh tốt là nguồn thức ăn đa dạng cho các loài động vật ăn cỏ, cùng chuỗi thức ăn đa dạng cho các loài động vật ăn thịt.
Trái lại, trên các ngọn đồi, khí hậu tương đối thuần nhất với khí hậu đồng bằng nên các loài thực vật sinh trưởng ở đây thường ít hơn rất nhiều. Địa hình thấp, thoáng cũng không phải là một nơi lý tưởng đủ an toàn cho nhiều loài động vật ẩn nấp.
3. Mục đích khai thác
Ở nước ta và các nước Đông Nam Á có khí hậu tương đồng, tiểu vùng sinh thái phân bố trên sườn núi thường là rừng nguyên sinh phân bố tập trung vào vùng núi cao trung bình có rừng già nguyên sinh. Hệ thực vật ở đây gồm nhiều tầng đặc trưng, nhiều dây leo, cây gỗ lớn như: gõ (gụ), mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu… Bên cạnh đó, ở vài khu vực núi cao hơn còn xuất hiện hệ thực vật cận nhiệt đới (á nhiệt đới) có sự xen lẫn cây lá rộng với cây lá kim như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao.
Sở hữu thảm thực vật đa dạng đến thế, ngày nay nhiều địa phương đưa núi vào khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái. Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam việc tự ý khai thác núi, núi đá là phạm pháp, sẽ phải chịu hình phạt bằng pháp luật.
Trong khi đó ngày nay, đất đồi thường được người dân bản địa khai thác, lấy đất canh tác trồng trọt. Độ cao vừa phải, giúp những người nông dân dễ canh tác, chăm sóc nông sản. Có thể kể đến những đồi chè xanh mướt ở Thái Nguyên, những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp nằm trên những sườn đồi thoải vừa đủ.
Tóm lại, để có thể hiểu ngắn gọn về sự khác nhau giữa hai đối tượng địa lý đặc biệt nhưng cũng rất quen thuộc này, bạn đọc có thể tham khảo những tiêu chí sau:
Núi | Đồi | |
Quá trình hình thành | Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước | Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh | Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
Độ cao tuyệt đối | Từ 600 mét trở lên | Khoảng 200-600m. Phổ biến là 200m |
Hình dạng | Có đỉnh nhọn, sườn dốc | Đỉnh tròn, sườn thoải |
Đa dạng sinh học | Đa dạng do khí hậu khác nhau giữa các phần của ngọn núi | Không đa dạng do địa hình thấp |
Như vậy, thông qua bài viết, Khacnhaugiua.vn hy vọng bạn đọc nắm được những đặc điểm cơ bản của hai đối tượng địa lý là núi và đồi, từ đó giúp các bạn phân biệt hai đối tượng này chính xác, dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Khacnhaugiua.vn để được giải đáp nhé!