Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trong văn học. Tuy nhiên, không chỉ mình đối tượng học sinh mà còn rất nhiều người bị nhầm lẫn về hai biện pháp này. Hiểu được khó khăn đó, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn độc giả phân biệt xem ẩn dụ và hoán dụ khác nhau như thế nào trong bài viết dưới đây. Tham khảo ngay nhé!
1. Khái niệm
Khái niệm chính là yếu tố đầu tiên cần hiểu được khi so sánh ẩn dụ và hoán dụ.
Cụ thể, ẩn dụ là biện pháp gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Trong đó, hoán dụ thực chất là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
2. Phân loại
Cả ẩn dụ và hoán dụ đều có những kiểu sử dụng thường gặp. Tuy nhiên, đây cũng là một tiêu chí không thể bỏ qua khi so sánh ẩn dụ và hoán dụ.
Cụ thể, có bốn kiểu thường gặp:
- Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
- Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
Trong khi đó, có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
- Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
- Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
3. Cơ sở liên tưởng
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ vì chúng đều là những biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt của câu văn thêm sinh động, tăng khả năng gợi hình gợi cảm cũng như tạo ra bằng việc thay đổi tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai sự vật hay cơ sở liên tưởng chính là yếu tố quyết định để phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Cụ thể, nếu hai sự vật có mối quan hệ tương đồng, có sự giống nhau thì đó là biện pháp tu từ ẩn dụ. Trong khi đó, nếu mối quan hệ giữa hai sự vật là tương cận, có sự gần gũi nhau thì đó là biện pháp tu từ hoán dụ.
Ví dụ trong câu thơ của Nguyễn Du:
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu.
Ví dụ cũng trong câu thơ khác của Nguyễn Du:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
“Đầu xanh”: là bộ phận cơ thể người (gần kề với người), được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ (ví dụ tương tự: “đầu bạc” – người già).
Tương tự như vậy, “má hồng”: chỉ người con gái đẹp
Tóm lại, các bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
Trên đây là sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ được Khacnhaugiua.vn tìm hiểu và thông tin tới các bạn độc giả. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được hai biện pháp tu từ này và sử dụng hiệu quả trong học tập lẫn trong cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn!