Để bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng cũng như phòng tránh được những tác động khủng khiếp do Covid-19, thứ vũ khí duy nhất để chống lại là Vaccine. Hiện trên thế giới đang có nhiều loại vaccine Covid-19 (Vaccine Coronavirus) như Vaccine Pfizer, moderna, Sinovac và Sinopharm, AstraZeneca, Sputnik, Covaxin. Vậy hiệu quả phòng bệnh của từng loại ra sao? Giá vaccine Covid-19 như thế nào? Lịch tiêm vaccine covid gồm mấy mũi?… đang là những câu chuyện được hàng triệu người quan tâm.
Vaccine Covid-19 là gì?
Theo các tài liệu y tế, Vaccine Covid-19 là chủng loại vắc xin phòng viêm đường hô hấp cấp, giúp ngăn ngừa vi rút Corona. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị công bố sản xuất vacxin ngừa Coronavirus thành công và cho hiệu quả khá tích cực.
Cơ chế miễn dịch của các loại Vaccine Covid-19 bao gồm miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Cụ thể:
- Miễn dịch thụ động phòng chống Covid-19 nhờ cơ chế huyết thanh từ bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm virus Sars-Cov-2, huyết thanh này chứa lượng lớn kháng thể miễn dịch, từ Globulin siêu miễn dịch – chẳng hạn như globulin miễn dịch với cytomegalovirus (CMVIG) được thu thập từ nhiều người hiến khác nhau hoặc với kháng thể trung hòa đơn dòng.
- Miễn dịch chủ động là ngoài việc tạo ra kháng thể chống lại virus, vắc xin còn có thể tạo ra tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh, chống lại chúng nếu bị tấn công trong tương lai.
Các loại vaccine Covid-19 đang được tiêm chủng hiện nay
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày một đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân trong và ngoài nước, các nhà khoa học ở mọi lãnh thổ đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có thể sớm ra đời loại vắc xin an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Hiện các nước trên thế giới cũng bước vào những giai đoạn nước rút sản xuất các loại vắc xin phòng Covid-19 trước khi được chính thức tung ra thị trường. Theo đó, những ứng cử viên vắc xin phòng Covid-19 sáng giá nhất đang được nghiên cứu và sản xuất trên thế giới hiện nay là Pfizer, Moderna, Sinovac, Sinopharm, AstraZeneca, Sputnik, Covaxin.
Trong đó:
Vaccine Pfizer (BNT162b2) là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển. Loại vaccine này được giới y tế đánh giá là một trong số những ứng cử viên hứa hẹn nhất trong “cuộc đua” phòng đại dịch Covid-19. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy vắc xin BNT162b2 có tính an toàn cao và tỷ lệ hiệu lực là 95% trong việc phòng ngừa hiệu quả virus gây bệnh Covid-19.
Vaccine Moderna (tên gọi khác là Skipevax hay mRNA-1273) là loại vaccine cho hiệu quả phòng bệnh lên đến 94.1%. Vaccine này được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền RNA. FDA và EUA đã công nhận hiệu quả phòng bệnh của Vaccine Moderna. Đây là tín hiệu hứa hẹn cho việc đẩy nhanh tiến độ đưa vắc xin Moderna vào sử dụng rộng rãi trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở tất cả các Châu lục.
Vaccine Sinovac được sản xuất bởi công ty dược phẩm sinh học Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh. Theo WHO, các nghiên cứu cho thấy vaccine Sinovac “ngăn chặn các ca bệnh có triệu chứng ở 51% người được tiêm, ngăn chặn các ca bệnh nặng và nhập viện là 100% dựa theo các nhóm dân số được nghiên cứu”.
Vaccine Sinopharm do hãng dược phẩm nhà nước Trung Quốc sản xuất. Theo tài liệu ghi chép của WHO, đây là loại vaccine bất hoạt, kích hoạt việc sản sinh ra kháng thể chống lại virus corona. Mức độ hiệu quả của vaccine đối với ca bệnh có triệu chứng và nhập viện theo ước tính là 79%.
Vaccine AstraZeneca là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%.
Vaccine Sputnik là vaccine xuất xứ từ Nga, do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ, Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển, dựa trên nền tảng vector adenovirus được đăng ký đầu tiên trên thế giới.
Vaccine Covaxin là loại vắc xin bất hoạt do Bharat Biotech hợp tác với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ do chính phủ điều hành phát triển sản xuất.
Sự khác nhau giữa các loại vaccine Covid-19
Tên vắc xin | Nhà sản xuất | Bản chất | Hiệu quả phòng bệnh | Đối tượng tiêm | Phác đồ tiêm | Trụ sở |
Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca | The University of Oxford;AstraZeneca;(Anh) | Vắc xin vector (adenovirus) | 89% | Tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên | Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần. | Vương quốc Anh |
Sputnik V | Viện nghiên cứu Gamaleya(Nga) | Vắc xin vector (adenovirus) | 91,6% | Tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên | Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần. | Viện nghiên cứu Gamaleya |
BNT162b2 | Pfizer, BioNTech(Đức, Mỹ) | mRNA | 95% | Những người từ 16 tuổi trở lên, | Mũi 1: lần tiêm đầu tiên;Mũi 2: cách mũi 1 sau 3 tuần | Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc |
mRNA-1273 | Moderna(Mỹ) | mRNA | 94.1% | Tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên | Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.Mũi 2: 28 ngày sau mũi đầu tiên. | Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente WashingtonWashington Health Research Institute |
BBIBP-CorV | Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh (CNBG); Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) | Vắc xin bất hoạt | 79% | Tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên | 2 liều | Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hà Nam |
CoronaVac | Sinovac(Trung Quốc) | Vắc xin bất hoạt | 51% | Tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên | 2 liều | Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Sinovac |
Covaxin | Bharat Biotech; National Institute of Virology(Ấn Độ) | Vắc xin bất hoạt | Tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên | 2 liều | Bharat Biotech và Viện Y học quốc gia |
Lợi ích khi tiêm vaccine Covid-19
Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, hệ thống y tế hiện đại khắp toàn cầu đã rơi vào tình trạng quá tải, “vỡ trận”, đặc biệt là TpHCM khi mỗi ngày có đến hàng nghìn ca mắc Covid-19. Hàng triệu bác sĩ, nhân viên y tế phát tín hiệu cầu cứu đến chính phủ.
Vaccine Covid-19 là vũ khí hữu hiệu nhất thời điểm này để giảm số ca tử vong và mắc Covid-19 nghiêm trọng
Mặc dù hiệu quả không đạt 100% nhưng vaccine Covid-19 là vũ khí hữu hiệu nhất thời điểm này để giảm số ca tử vong và mắc Covid-19 nghiêm trọng. Từ đó, chính phủ mới có thể duy trì hoạt động chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật, giảm áp lực kinh tế, gia tăng cơ hội để người dân được hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện.
Có vaccine hiệu quả miễn dịch trong cộng đồng được nâng cao, cuộc chiến Covid-19 sẽ chấm dứt, người dân được bảo vệ khỏi Covid-19, tái thiết lập cuộc sống bình thường, an toàn và khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine Covid-19
Khi tiêm vaccine Covid-19, bạn có thể có một số tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng về những tác dụng phụ này bởi đó là những dấu hiệu bình thường mà cơ thể bạn đang trong giai đoạn phát huy hiệu quả và bảo vệ. Các tác dụng phụ bao gồm:
Trên cánh tay, vị trí tiêm thuốc:
- Đau
- Vết đỏ
- Sưng
Trong suốt phần còn lại của cơ thể:
- Mệt mỏi
- Đau cơ
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau đầu
- Buồn nôn
Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ hay phải trải qua hết những dấu hiệu trên. Và những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau vài ngày.
Các tác dụng phụ sau khi tiêm Vaccine là dấu hiệu cho thấy vaccine đang hoạt động tốt, giúp cơ thể cách chống lại COVID-19 nếu bị phơi nhiễm. Điều đó KHÔNG có nghĩa là bạn bị nhiễm dịch COVID-19. Trong trường hợp bạn có thắc mắc về sức khỏe của mình sau khi tiêm chủng, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nếu bạn bị đau hoặc quá khó chịu trong nhiều ngày, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về việc dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Để giảm đau và khó chịu, vị trí tiêm thuốc:
- Đắp một khăn sạch, mát, và ướt lên khu vực tiêm thuốc.
- Sử dụng hoặc tập thể dục cánh tay.
- Để giảm sự khó chịu do sốt:
- Uống nhiều chất dung dịch lỏng.
- Mặc quần áo nhẹ.
Khả năng bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine
Với hầu hết các loại vaccine, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covid-19 cũng không ngoại lệ. Vì thế không loại bỏ khả năng dù đã tiêm Vacxin nhưng vẫn bị dính Covid-19. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Do tiêm vaccine không đúng phác đồ: sai lịch, không đủ mũi.
- Do hệ thống miễn dịch của bạn không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể
- Do cơ thể đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể
- Do các tác nhân khác.
Để vaccine phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, bạn cần phải tuân theo phác đồ tiêm của bác sỹ đồng thời tuân thủ 5K theo quy định của nhà nước.