Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua các thuật ngữ “bệnh” do vi khuẩn hay virus gây ra. Không chỉ ở người mà ngay cả động – thực vật cũng thường xuyên nhiễm bệnh do hai tác nhân này. Vậy vi khuẩn và virus giống hay khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus thông qua bài viết này.
1. Tìm hiểu về vi khuẩn.
Vi khuẩn (Bacteria) là một nhóm các sinh vật đơn bào, kích thước rất nhỏ, có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Thông thường vi khuẩn không có nhân tế bào, vật chất di truyền là ADN trần dạng vòng, chính vì không có nhân tế bào nên vi khuẩn được xếp vào nhóm sinh vật nhân sơ. Vi khuẩn được phân thành hai loại là Gram âm và Gram dương.
Trên Trái đất có khoảng 5×1030 vi khuẩn, chúng hiện diện ở hầu hết các dạng môi trường đất, nước, chất thải phóng xạ…Đa số các loại vi khuẩn đều có kích thước trong khoảng 0.5 – 5.0 µm. Chúng có vách tế bào gọi là thành peptidoglycan. Một số loài vi khuẩn có tiêm mao, lông roi giúp chúng di chuyển nhanh hơn trong môi trường sống.
Vi khuẩn sinh sản bằng hình thức nhân đôi (sinh sản vô tính) bằng cách hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. Mặc dù sinh sản vô tính nhưng ở vi khuẩn vẫn có thể xảy những biến đổi về mặt di truyền.
Một số bệnh như nhiễm trùng xoang, viêm phế quản, nhiễm trùng tai giữa ở người đều có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
2. Tìm hiểu về virus
Virus (siêu vi khuẩn, siêu vi trùng) là tác nhân truyền nhiễm chỉ có thể tồn tại và nhân lên được trong tế bào của sinh vật đang sống. Virus có khả năng xâm nhiễm vào động vật, thực vật kể cả vi khuẩn.
Virus có vật chất di truyền là ARN, bao bọc bên ngoài là lớp vỏ protein (capsid). Hình dạng của virus rất đa dạng, kích thước của chúng chỉ bằng 1/100 kích thước trung bình của vi khuẩn.
Virus không sinh sản bằng hình thức nhân đôi như ở vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thê vật chủ, sử dụng bộ máy di truyền của vật chủ để tạo ra nhiều bản sao của chính mình, lắp ráp bên trong cơ thể vật chủ từ đó gia tăng số lượng cá thể.
Những bệnh do virus gây ra đều rất nguy hiểm vì thường không có thuốc trị, một số bệnh do virus gây ra như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm gan, bệnh sốt xuất huyết…
3. Vi khuẩn và virus khác nhau như thế nào?
- Môi trường sống:
-Vi khuẩn: Sống được ở nhiều môi trường khác nhau, có khoảng pH rộng, sống ở nhiều giới hạn nhiệt độ khác nhau (ưa lạnh, ưa nhiệt, ưa nóng).
-Virus: Chỉ có khả năng tồn tại bên trong cơ thể vật chủ, pH=10 virus bị bất hoạt. Đa số virus chỉ thích hợp ở nhiệt độ thấp, thường bất hoạt ở nhiệt độ 55℃ trong khoảng 30 – 50 phút.
- Về cấu tạo tế bào:
-Vi khuẩn có cấu tạo tế bào gồm vỏ nhày, thành tế bào, tế bào chất có chứa ribosom, không bào và các hạt dự trữ. Vật chất di truyền (ADN trần dạng vòng), có tiên mao hoặc nhung mao.
-Virus không có cấu tạo tế bào, chỉ có vỏ protein (capsid) bao bọc bên ngoài lõi acid nucleic chứa thông tin di truyền.
- Về hình dạng:
-Vi khuẩn: Cầu khuẩn (coccus), trực khuẩn (bacilli, monas), xoắn khuẩn (spira). Không có cấu trúc đôi xứng.
-Virus: Hình cầu, hình que, hình khối. Có cấu trúc đối xứng (virus đối xứng xoắn, virus đối xứng khối).
- Về dinh dưỡng:
-Vi khuẩn: Tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh, ký sinh.
-Virus: Ký sinh nội bào bắt buộc.
- Về hình thức sinh sản:
-Vi khuẩn sinh sản vô tính bằng hình thức nhân đôi.
-Virus tổng hợp các thành phần của cơ thể bên trong tế bào vật chủ, lắp ráp các bộ phận thành virus hoàn chỉnh. Quá trình nhân lên của virus có năm giai đoạn là hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và phóng thích.
- Mức độ nguy hiểm:
-Vi khuẩn gây ra nhiều loại bệnh tuy nhiên vẫn có thuốc chữa.
-Virus gây bệnh không có thuốc chữa.
Bài viết trên đã tổng hợp hợp sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus. Hy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp thêm kiến thức về vi khuẩn và virus cho bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc gì, vui lòng gửi câu hỏi về Khacnhaugiua.vn để có câu trả lời nhanh nhất.