Thanh tra, kiểm tra là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước. Nhiều người nghĩ rằng hai hoạt động này là một. Thực tế chúng là hai khái niệm khác nhau, hoạt động tương trợ lẫn nhau. Trong đó, thanh tra có phạm vi hẹp hơn kiểm tra. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt thanh tra, kiểm tra khác nhau như thế nào.
Vai trò và mối quan hệ của thanh tra, kiểm tra
Trong công tác quản lý nhà nước nói chung, bên cạnh các hoạt động quản lý thì việc thanh tra, kiểm tra cũng được thực hiện nhằm đánh giá mức độ thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành. Có thể nói, thanh tra, kiểm tra là công cụ mang tính phản biện chu trình quản lý nhà nước. Thông qua hai hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích, đánh giá khách quan các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra.
Theo quy định, thanh tra, kiểm tra là hai hoạt động riêng biệt, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hoạt động tương trợ với nhau. Không ít người nhầm lẫn hai khái niệm này và đánh đồng chúng là một.
Thanh tra và kiểm tra có nhiều điểm khác nhau
Phân biệt khái niệm thanh tra, kiểm tra
Khái niệm thanh tra
Theo từ điển Tiếng Việt thì thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ, khách quan các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiệm vụ thanh tra thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan. Tuy nhiên, để triển khai nhiệm vụ, thanh tra sẽ được đồng thực hiện bởi bộ máy chuyên môn và sự giám sát của người dân. Vì thế, các Cơ quan Thanh tra có nhiệm vụ nhận, xem xét và giải quyết, phản hồi các đơn thư khiếu nại, tố cáo từ quần chúng gửi đến. Hiện nay, ngoài thanh tra nhà nước còn có các đơn vị Thanh tra chuyên ngành hoạt động song song như thanh tra giao thông, thanh tra tư pháp, thanh tra tài nguyên khoáng sản, đất đai.
Khái niệm kiểm tra
Từ điển Tiếng Việt nêu rõ, kiểm tra là hoạt động xem xét, phân tích tình hình thực tế từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan, đúng mực. Công tác kiểm tra được thực hiện bởi mọi chủ thể quản lý, không có sự phân biệt các cấp. Tuy nhiên mỗi cấp bậc khác nhau sẽ có quy mô kiểm tra, nội dung kiểm tra khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý và năng lực nhận định vấn đề.
Như vậy, nhìn từ khái niệm rõ ràng thanh tra có phạm vi hẹp hơn hoạt động kiểm tra. Trong đó, chủ thể thực hiện công tác thanh tra sẽ là các đơn vị nhà nước được phân quyền. Chủ thể thực hiện của kiểm tra được mở rộng là mọi chủ thể quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước hiện nay còn có sự hoạt động của kiểm tra nhà nước nhằm giám sát việc chấp hành kỷ luật nhà nước, kỷ luật lao động, pháp chế và những quyền hạn của công dân.
Công tác thanh tra được thực hiện bởi cơ quan nhà nước
Phân biệt hoạt động thanh tra, kiểm tra
Chủ thể tiến hành
- Thanh tra: chủ thể tiến hành là Nhà nước
- Kiểm tra: chủ thể có thể là Nhà nước hoặc các đoàn thể như Đảng, Công Đoàn, Mặt trận, tổ chức Phụ nữ, tổ chức Đoàn Thanh niên hoặc nội bộ một tổ chức được thành lập trong doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn tư nhân.
Mục đích thực hiện
- Thanh tra: Mục đích thực hiện của thanh tra là nhằm phát hiện những sai phạm, sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách nhà nước, pháp luật. Từ đó Ban Thanh tra sẽ đưa ra kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng xử lý cũng như giải pháp khắc phục. Với mục đích này, hoạt động thanh tra giúp phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm đồng thời phát huy nhân tố tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
- Kiểm tra: Mục đích thực hiện của kiểm tra nhằm đánh giá đúng người đúng việc, từ đó đưa ra chủ trương, phương hướng phù hợp với tình hình thực tiễn. Có thể nói, hoạt động kiểm tra mang ý nghĩa xem xét để điều chỉnh nhằm đạt kết quả tốt hơn.
Phương pháp tiến hành
- Thanh tra: Hoạt động thanh tra được tiến hành bằng nghiệp vụ sâu nhằm đi đến tận cùng của vấn đề để giải quyết triệt để, tạo sự răn đe trong xã hội. Các hoạt động bao gồm xác minh thông tin, thu thập chứng cứ, đối thoại trực tiếp, chất vấn và những giám định cụ thể.
- Kiểm tra: Phương pháp tiến hành của hoạt động kiểm tra dựa trên một số công cụ như bảng tiêu chuẩn công việc, nội quy, quy chế Pháp luật, các công cụ kỹ thuật như biểu đồ, Pert
Phương pháp tiến hành
- Thanh Tra: Thanh tra bắt buộc phải có tiến trình bao gồm công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin liên quan; kiểm tra – xác minh thông tin; báo cáo tiến độ thực hiện; gia hạn thời gian thanh tra (nếu có); công bố kết quả; kết thúc quá trình thanh tra
- Kiểm tra: Có thể kiểm tra trực tiếp, gián tiếp; kiểm tra khâu trọng điểm, kiểm tra chéo giữa các bộ phận; kiểm tra ngẫu nhiên; kiểm tra bộ phận và toàn bộ…Tất cả nhằm đạt được kết quả kiểm tra khách quan nhất.
Thời hạn tiến hành
- Thanh tra: Theo Luật Thanh tra quy định về thời hạn tiến hành cụ thể:
- Thanh tra Chính phủ tiến hành không được kéo dài quá 60 ngày với trường hợp bình thường, không quá 90 ngày với những trường hợp kéo dài, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không được quá 150 ngày.
- Thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tiến hành kéo dài không quá 45 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 70 ngày.
- Thanh tra huyện, thanh tra Sở xử lý các trường hợp không quá 3 ngày.
- Riêng với những khu vực đặc thù như miền núi, biên giới, hải đảo, thời hạn thanh tra được linh động tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra theo quyết định của người ra thanh tra ban hành.
- Kiểm tra: Thời hạn tiến hành không giới hạn thời gian cụ thể, có thể dựa theo tính chất vụ việc để đưa ra thời hạn cuối cùng.
Trình độ nghiệp vụ
- Thanh tra: Thanh tra viên phải được đào tạo, có nghiệp vụ, nắm rõ các quy định Pháp luật và am hiểu về các lĩnh vực mà mình thực hiện thanh tra. Thanh tra viên phải lập được kế hoạch làm việc, có sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị, cá nhân nhằm đạt được kết quả thanh tra tốt nhất.
- Kiểm tra: Người thực hiện công tác kiểm tra không quá khắt khe về trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên đối với những nội dung phức tạp đòi hỏi người có trình độ học vấn, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực để phân tích các vấn đề, nhìn nhận tình huống đưa ra kết quả xác đáng nhất.
Phạm vi hoạt động
- Thanh tra: Nội dung thanh tra phức tạp, nhiều lớp công việc, quy mô mang tính toàn ngành. Vì thế hoạt động thanh tra trước khi tiến hành đòi hỏi có kế hoạch được phê duyệt cụ thể.
- Kiểm tra: Phạm vị hoạt động rất đa dạng, diễn ra liên tục với nhiều diễn biến khác nhau.
Sự phân biệt sự khác nhau giữa thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện chế định pháp luật Nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, các chuyên gia về quản lý nhà nước khẳng định việc phân biệt thanh tra và kiểm tra trong các hoạt động quản lý nhà nước chỉ mang tính tương đối. Sự linh động trong nhìn nhận khái niệm sẽ giúp hoạt động triển khai trong thực tiễn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Bởi thực tế các hoạt động thanh tra và kiểm tra đôi khi lồng ghép, bao hàm lẫn nhau.
Điều quan trọng nhất là những Thanh tra viên, Kiểm tra viên cần có chuyên môn, kỹ năng làm việc đồng thời nhìn nhận, xử lý vấn đề một cách công tâm, khách quan, tránh làm sai lệch vấn đề dẫn tới nhìn nhận không đúng người đúng việc.