Hiểu được sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập – bức tranh toàn diện về quá trình kinh doanh là việc vô cùng quan trọng. Vì thế, khacnhaugiua.vn sẽ cung cấp cho quý độc giả tổng quan sự khác biệt chính giữa doanh thu và thu nhập tại bài viết này.
Thật thú vị khi nghĩ rằng mối liên hệ song phương của 02 thuật ngữ này khá đơn giản! Bạn cho rằng một trong số đó tăng trưởng tốt, thì cái còn lại cũng mang về giá trị tích cực. Không!! Không hẳn.
Hai thuật ngữ là hai câu chuyện khác nhau, có tác động mạnh mẽ đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Hiểu được chính xác định nghĩa doanh thu và thu nhập, ta sẽ có cái nhìn tổng quát và điều hướng doanh nghiệp để phát triển một cách bền vững.
Hãy nhanh chóng đi sâu hơn vào 02 thuật ngữ này trước khi bắt đầu so sánh.
1. Tìm hiểu về doanh thu
Doanh thu (Revenue hoặc Net sale) hay còn gọi là tổng doanh thu, là toàn bộ nguồn thu tất tần tật từ các hoạt động kinh doanh tại một kỳ hạch toán trước khi trừ bất kỳ khoản phí nào. Doanh thu có tác dụng làm gia tăng nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp, là nguồn chính quyết định kế hoạch kinh doanh của công ty trong kỳ tiếp theo.
Công thức tính toán doanh thu:
Doanh thu = Số lượng bán * giá thành bán (đối với doanh nghiệp sản xuất)
Hoặc Doanh thu = Số lượng sử dụng dịch vụ * đơn giá dịch vụ (đối với công ty dịch vụ)
Có các loại doanh thu sau:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội bộ.
- Doanh thu từ dịch vụ cung cấp.
2. Tìm hiểu về thu nhập:
Thu nhập (Net income) hay còn gọi là thu nhập ròng là khoản thu về của công ty sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí. Thu nhập có tác dụng xác định lợi nhuận của công ty sau quá trình hoạt động kinh doanh. Thu nhập ròng là mục đích mà công ty muốn hướng đến trong quá trình phát triển lâu dài.
Công thức tính thu nhập:
Thu nhập ròng= Tổng doanh thu – Chi phí
Thu nhập thường hay bị nhầm lẫn với doanh thu vì cả hai thuật ngữ đều là dòng tiền dương trong trường hợp công ty kinh doanh hiệu quả. Ở một số trường hợp, kế toán thường sử dụng dụng từ “thu nhập” cho một khoản doanh thu không xác định gây nên sự nhầm lẫn.
3. Khác nhau giữa doanh thu và thu nhập:
Mặt dầu, doanh thu và thu nhập đều là công cụ xác định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhưng chúng không thể hoán đổi vai trò cho nhau, do những điểm khác biệt sau:
a. Mục tiêu đo lường:
Doanh thu xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên tỉ lệ bán hàng. Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp càng hiệu quả thì tỷ lệ doanh thu càng cao.
Thu nhập lại là công cụ đo lường dựa trên kết quả kinh doanh sau khi trừ đi các khoản phí. Thông qua thu nhập, ta có thể đánh giá được một phần chi phí bỏ ra đã mang về hiệu quả tích cực hay chưa.
b. Vị trí trong báo cáo kết quả kinh doanh:
Trong báo cáo kết quả kinh doanh, nếu doanh thu là khởi nguồn cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, được đặt ở vị trí đầu tiên.
Thu nhập là khoản chốt lại vì thế nó được đặt ở vị trí cuối của bảng báo cáo.
c. Tính chất phụ thuộc:
Doanh thu thì không phụ thuộc vào mức độ gia tăng của thu nhập.
Ngược lại, thu nhập lại chịu tác động bởi mức độ tăng trưởng của doanh thu trong trường hợp chi phí cố định ít biến động.
Ví dụ về một bài toán kinh doanh của Walmart với doanh thu trong năm 2018 là 515 tỷ USD. Tuy nhiên, thu nhập ròng của họ, với tất cả các chi phí đã trừ đi, chỉ là 6,67 tỷ USD. Doanh thu đứng đầu thế giới nhưng tỷ lệ thu nhập trên doanh thu của họ chỉ chiếm 0,1%.
Sự thật cho thấy ngay cả trong công ty lớn như Walmart, doanh thu và thu nhập hoàn toàn khác biệt và không thể thay thế cho nhau. Do đó, để định hướng doanh nghiệp hay đánh giá hoạt động kinh doanh của họ, cần nghiên cứu kỹ sự tác động và mối quan hệ của 02 thuật ngữ “doanh thu” và “thu nhập”.
Bài viết trên đã tổng hợp sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập. Hy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp thêm kiến thức về doanh thu và thu nhập cho bạn. Nếu cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc gì, vui lòng gửi câu hỏi về khacnhaugiua.vn để có câu trả lời nhanh nhất.