Có hai khái niệm trong vũ trụ của chúng ta mà rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn đó chính là Thiên Hà và Ngân Hà. Thậm chí có người còn cho rằng chúng thực chất là một và hoàn toàn giống nhau. Để xem nhận định này có chính xác không, xin mời quý độc giả cùng khacnhaugiua.vn tìm hiểu về sự khác nhau giữa Ngân Hà và Thiên Hà nhé.
I. Khái niệm
Trước khi đi sâu vào chi tiết những sự khác nhau của Thiên Hà và Ngân Hà thì ra đi vào định nghĩa của nó là gì?
Theo wikipedia:
– Thiên Hà (chữ Hán: 天河), tiếng anh Galaxy là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.
– Ngân Hà (chữ Hán: 銀河) tiếng Anh là Milky Way, là một Thiên Hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Theo định nghĩa trên có thể thấy được rằng, Thiên Hà là phạm trù rộng lớn và bao quát, còn dải Ngân Hà chính là một Thiên Hà cụ thể ở trong vũ trụ. Khi khám phá về Thiên Hà và Ngân Hà, bạn sẽ thấy được nhiều điểm thú vị và hấp dẫn về nó. Thậm chí nó khiến cho chúng ta nhận ra rằng thế giới này chỉ là hạt nhỏ bé trong vũ trụ bao la.
Xem thêm khác nhau giữa thiên hà và ngân hà –> https://youtu.be/y3uF6tq6D9U
II. Điểm khác nhau giữa Thiên Hà và Ngân Hà
1. Thiên Hà
Các nhà khoa học nghiên cứu về Thiên Hà trong suốt hàng ngàn năm qua và khẳng định nó như là đơn vị cơ bản của hệ thống vũ trụ.
Thiên Hà được chia thành 3 loại dựa trên hình dạng đặc trưng của nó:
+ Thiên Hà xoắn ốc:
- Thiên Hà này có hình dạng hơi dẹt được hỗ trợ bởi các chuyển động ngẫu nhiên do các ngôi sao tạo nên.
- Trong các Thiên Hà xoắn ốc chứa các ngôi sao, hành tinh, bụi và khí. Tất cả chúng đều chuyển động xoay quanh trung tâm thiên hà, theo một quỹ đạo đều đặn hình xoắn ốc.
+ Thiên Hà Elip:
- Thiên Hà Elip có các đĩa tương đối phẳng hơn và cũng được hỗ trợ bởi chuyển động quay.
- Các thiên hà hình elip khổng lồ được coi là dài khoảng hai triệu năm ánh sáng.
+ Thiên Hà dị thường:
- Các Thiên Hà này có hình dạng khác biệt, không giống như hình xoắn ốc và Elip.
- Sự bất thường về hình dạng xuất phát từ nguyên nhân tương tác với các Thiên Hà khác hoặc thủy triều.
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng độ sáng của Thiên Hà đó chính là số lượng ngôi sao có trong Thiên Hà đó. Những Thiên Hà chứa từ 1 tỷ ngôi sao được gọi là Thiên Hà nhỏ, nó có thể xuất hiện theo từng cặp hoặc xuất hiện riêng lẻ. Các Thiên Hà khi ở vị trí gần nhau thì sẽ có tác động qua lại với nhau, thậm chí có thể hợp nhất dưới tác động của lực hấp dẫn tương tác.
2. Ngân Hà
Ngân Hà thuộc loại Thiên Hà xoắn ốc, nó thường xuất hiện dưới dạng một dải phát sáng mờ, vì vậy mọi người thường gọi là “Dải Ngân Hà”. Trong tiếng Hy Lạp thì Dải Ngân Hà mang ý nghĩa là “vòng tròn sữa”.
Dải Ngân Hà có chiều dài vào khoảng 100 ngàn năm ánh sáng, nó có nhiều ngôi sao khác nhau với đủ các loại khí và bụi. Do đó có khả năng tạo ra nhiều ngôi sao hơn thậm chí hàng tỷ ngôi sao.
Đặc điểm cụ thể của nó như sau:
- Loại: Thiên hà xoắn ốc
- Đường kính: khoảng 100.000-120.000 năm ánh sáng
- Số ngôi sao chứa trong nó: 100-400 tỷ sao
- Thời gian quay: Khoảng 200 triệu năm tại vị trí của Mặt trời.
- Tuổi của ngôi sao lâu đời nhất trong Ngân Hà được biết: Ít nhất 13,6 tỷ năm.
Tóm tắt
Như vậy, trong vũ trụ có hàng trăm tỷ Thiên Hà và Thiên Hà mà có chứa hệ mặt trời của chúng ta trong đó thì gọi là Ngân Hà.
Hay nói cách khác, Thiên Hà là danh từ chung còn Ngân Hà là tên riêng của một Thiên Hà và nó là danh từ riêng.
III. Những địa điểm ngắm dải Ngân Hà tuyệt đẹp ở Việt Nam
Nếu bạn là người yêu thích văn học và các hiện tượng thú vị của thiên nhiên thì không nên bỏ qua những địa điểm có thể ngắm Ngân Hà cực đẹp ở Việt Nam:
1. Đà Lạt (Đồng Cỏ Hồng)
Thành phố ngàn hoa của Việt Nam này không chỉ có không khí tuyệt vời với khung cảnh lãng mạn, nên thơ mà còn là nơi ngắm dải Ngân Hà cực kỳ đẹp mà bạn không nên bỏ qua.
Đồng cỏ hồng ở Đà Lạt vào lúc 3h sáng đến 4h30 sáng là thời điểm chuẩn nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp của dải Ngân Hà một cách trọn vẹn. Hãy đến để tận tưởng tuyệt tác mà vũ trụ mang tới cho chúng ta và ghi lại những bức ảnh siêu thực của dải Ngân Hà nhé.
2. Lào Cai (Bạch Mộc Lương Tử)
Nếu có cơ hội đến với Lào Cai để du lịch và muốn thử sức chinh phục Bạch Mộc Lương Tử (độ cao 3.046m so với mực nước biển, ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và cao thứ 4 ở nước ta) cũng khá thú vị.
Đặc biệt với độ cao hoàn hảo cũng không gian thoáng đãng, nơi đây chính là địa điểm hấp dẫn để ngắm nhìn dải Ngân Hà.
3. Phú Yên (Gành Đèn)
Bãi đá Gành Đèn với nét đẹp hoang sơ thuộc tỉnh Phú Yên đã thu hút rất nhiều du khách tới du lịch tham quan. Và đặc biệt nơi đây cũng rất lý tưởng để ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp hoàn hảo của dải Ngân Hà.
Dải Ngân Hà lung linh khi ngắm nhìn tại Gành Đèn
4. Bình Thuận (Kê Gà)
Kê Gà được xem là điểm ngắm bình minh đẹp nhất ở Việt Nam và cũng là nơi vô cùng tuyệt vời để ngắm nhìn dải Ngân Hà. Sự kết hợp giữa không gian rộng lớn cùng những phiến đá đẹp và vẻ lung linh của dải Ngân Hà đã giúp cho rất nhiều nhiếp ảnh gia có được các tác phẩm tuyệt đẹp ở đây,
Khacnhaugiua.vn mong rằng với những thông tin về sự khác nhau giữa Thiên Hà và Ngân Hà đã giúp quý độc giả có được các kiến thức thú vị cũng như phân biệt được hai khái niệm trên. Và nếu bạn là người yêu thích khám phá vũ trụ bao la thì đừng nên bỏ qua những gợi ý về địa điểm ngắm dải Ngân Hà lý tưởng ở Việt Nam nhé, chắc chắn sẽ mang tới trải nghiệm thú vị và bất ngờ.