Bạn đã từng bắt gặp các thuật ngữ Fomo, Fobi, Fobo và thắc mắc chúng mang ý nghĩa như thế nào, khác nhau ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết chi tiết, cụ thể dưới đây của khacnhaugiua.vn, cùng đọc ngay và khám phá những điều thú vị nhé!
I. Khái niệm
Fomo
Fomo là viết tắt của Fear Of Missing Out: Sợ bỏ lỡ
Theo Wikipedia định nghĩa thì Fomo: “Là cảm giác e ngại rằng một người không biết hoặc bỏ lỡ thông tin, sự kiện, kinh nghiệm hoặc các quyết định trong cuộc sống có thể giúp cuộc sống của một người tốt hơn”.
Fobi
Fobi là viết tắt của Fear Of Being Invested: Đây là trạng thái mà tài sản của bạn đã có sự tăng giá nhưng bạn lại luôn có cảm giác lo ngại rằng tài sản của mình sẽ xuống giá và có tâm lý muốn bán ra.
Fobo
Fobo là tên viết tắt của “Fear of better options”: Một hội chứng sợ có sự lựa chọn khác tốt hơn hoặc là hội chứng khó lựa chọn. Đây là trạng thái cảm xúc mà bạn sẽ luôn không ngừng tìm ra các lựa chọn bởi vì lo rằng mình sẽ bỏ lỡ lựa chọn tốt nhất.
II. Những điểm khác nhau giữa Fomo, Fobi, Fobo
Những điểm khác nhau của tâm lý Fomo, Fobi và Fobo chủ yếu được biểu hiện ở trong đầu tư. Chúng có tác động đến quyết định của người đầu tư và ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Fomo, Fobi, Fobo trong đầu tư
• Fomo: Chính là trạng thái mà một tài sản đang trong thời kỳ mang lại nhiều lợi nhuận và sự tăng giá cho bạn, nhưng bạn lại chưa sở hữu nó. Lúc này tâm lý mua vào của bạn sẽ mạnh hơn, bạn đưa ra quyết định mua tài sản vì sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có.
• Fobi: Fobi trong đầu tư đó chính là đại diện cho tâm lý sợ hãi và chốt sớm, ăn non của các nhà đầu tư. Việc chốt quá sớm thì bạn sẽ có được một khoản lời nhỏ nhưng có thể bỏ lỡ mất những vùng giá đỉnh của tài sản.
• Fobo: Khi đầu tư thì con người luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận vì vậy họ luôn không ngừng tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Điều này vô hình chung đặt những nhà đầu tư vào trạng thái không ngừng tìm kiếm giải pháp tốt hơn, lựa chọn tốt hơn và cuối cùng lại không thể đưa ra lựa chọn vì phân vân, dẫn tới tốn thời gian và bỏ lỡ cơ hội.
Tác động của Fomo, Fobi, Fobo
• Fomo: Các nhà đầu tư có tâm lý Fomo thường dễ bị rơi vào trạng thái đu đỉnh.
• Fobi: Các nhà đầu tư không thể đạt được trạng thái mong muốn cao nhất về lợi nhuận vì tâm lý Fobi. Tâm lý này thường do các nhân tố từ bên ngoài tác động vào là chính hoặc do sự sợ hãi từ bên trong của chính nhà đầu tư.
• Fobo: Những nhà đầu tư có tâm lý Fobo thường hay bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt và luôn cảm thấy hối tiếc vì điều đó.
Ví dụ về Fomo, Fobi, Fobo
• Fomo: Ví dụ như giá của đồng Bitcoin tại thời điểm tháng 10/2020 là 66.000 USD/Bitcoin (trước đó trong 13 năm nó đã liên tục tăng) và rất nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng Bitcoin sẽ đạt được mức đỉnh cao hơn nữa. Lúc này họ mong muốn sở hữu Bitcoin và quyết định mua vào để kiếm lợi nhuận (đây là đặc trưng tâm lý Fomo).
• Fobi: Ví dụ như vào tháng 2/2020 bạn mua cổ phiếu của tập đoàn Pfizer (tập đoàn sản xuất vắc xin), đến tháng 3/2020, cổ phiếu tăng 5 USD/cổ phiếu. Lúc này một số nhà đầu tư lo sợ rằng giá cổ phiếu của Pfizer sẽ giảm nên chốt lời và bán ra (đây là đặc trưng tâm lý Fobi). Nhưng sau đó nhờ sản xuất thành công loại vắc xin có hiệu quả cao mà giá cổ phiếu của hàng tăng lên 30 USD/cổ phiếu và khiến cho nhiều nhà đầu tư tiếc nuối vì chốt lời non.
• Fobo: Ví dụ như hiện tại bạn đang có 3 tỷ ở trong tay, với số tiền này có thể mua được một miếng đất ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố. Tuy nhiên, lúc này bạn lại phân vân giữa việc mua đất hay đầu tư chứng khoán, mua vàng…(đây là đặc trưng tâm lý Fobo). Sau thời gian dài cân nhắc thì bạn nhận ra đầu tư đất là có lời nhất, nhưng lúc này 3 tỷ của bạn lại không thể mua được miếng đất đó nữa vì giá trị hiện tại của nó đã là 5 tỷ. Như vậy bạn đã bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận 2 tỷ từ việc đầu tư đất.
Cách khắc phục tâm lý Fomo, Fobi, Fobo
Để khắc phục tâm lý Fomo, Fobi và Fobo thì nhà đầu tư cần phải:
– Xác định được nhu cầu đầu tư của mình là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn để ra quyết định. Bạn có thể sử dụng tâm lý Fomo để kiếm được các khoản lợi nhuận ngắn hạn. Nhưng với đầu tư trung hạn và dài hạn thì cần vững vàng về tâm lý, có kiến thức tốt và tham khảo những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của tài sản.
– Biết cắt lỗ chốt lời đúng lúc để tránh rủi ro cao nhất, đồng thời giữ được vùng an toàn kiểm soát.
– Đôi lúc phải chấp nhận một vài rủi ro nhỏ để quyết định đầu tư dứt khoát, tránh hiện tượng Fobo dẫn tới bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Trên đây là toàn bộ những sự khác nhau của hiện tượng tâm lý Fomo, Fobi, Fobo mà bạn nên nắm chắc và hiểu rõ trước khi tham gia đầu tư. Fomo, Fobi, Fobo là những trạng thái tâm lý dễ gặp nên bạn cần phải khắc phục để có được quyết định đúng khi đầu tư, kiếm lợi nhuận cao.