Sò lông và sò huyết là hai món hải sản được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được hai loại sò này. Trong bài viết này, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp các bạn tìm ra sự khác nhau giữa sò lông và sò huyết. Tham khảo ngay nhé!
1. Ngoại hình
Hình dáng bên ngoài chính là tiêu chí đầu tiên giúp bạn phân biệt được sò lông và sò huyết.
Sò lông có hai mảnh vỏ hình bầu dục, ngả về phía trước, da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông).
Trong khi đó, sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh, sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá… ở độ sâu một, hai mét so với mặt nước. Người ta gọi loại sò này là sò huyết bởi ruột của nó có màu đỏ như máu, ăn rất bổ. Sò trưởng thành dài 5–6cm và rộng 4–5cm.
Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng lớn hơn sò huyết. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông).
2. Phân bố
Sò huyết có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp,khoảng 14 – 300, và nhiệt độ tối ưu 20 – 30°C.
Trong khi đó, sò lông phân bố tại các vùng biển nhiệt đới gồm vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến châu Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam sò lông phân bố nhiều nơi như Huế, Kiên Giang,…
3. Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của sò lông và sò huyết hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, trong 100g thịt sò lông có chứa: chất đạm (8,8g); chất béo (0,4g); carbohydrates (3g); các chất khoáng vi lượng; các vitamin; cung cấp 51 calo.
Trong khi đó, 100g thịt sò huyết có chứa: chất đạm (11,7g); chất béo (1,1g); carbohydrates (3,5 g); các chất khoáng vi lượng; các vitamin (A, B1, B2)…; cung cấp 71 calo.
Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, có chức năng bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Tuy nhiên, khi chế biến kỹ, sò sẽ bị mất đi dinh dưỡng vốn có. Thịt sò lông không ngon bằng thịt sò huyết nhưng cũng có tác dụng bổ dưỡng như sò huyết.
4. Khả năng chữa bệnh
Tác dụng chữa bệnh của sò lông và sò huyết hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, qua nghiên cứu, nước chiết từ thịt của sò huyết có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Để giải nhiệt, giảm suy nhược hay hỗ trợ chữa trị cho người bị lao phổi bằng cách: nấu sò huyết với lá hẹ theo tỷ lệ 1:1, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Sò huyết còn có thể chữa bệnh cao huyết áp, mất ngủ, mỡ máu tăng, béo phì bằng cách lấy thịt sò huyết nấu với đọt non dây chùm bao theo tỷ lệ 2:1. Bên cạnh đó, để chữa bệnh kinh nguyệt ra quá nhiều, người ta sử dụng thịt sò huyết nấu với thịt lợn theo tỷ lệ 2:1, ăn trước khi hành kinh.
Sò lông có tác dụng bổ máu, hỗ trợ đường tiêu hoá, đặc biệt, giúp phái đẹp tươi nhuận nhan sắc, hồng hào. Bạn có thể nấu cháo sò lông với ra răm hoặc rau cần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những điểm khác nhau của sò lông và sò huyết được Khacnhuagiua.vn tổng hợp lại được. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn độc giả có thể áp dụng những thông tin này vào thực tế để phân biệt 2 loại sò này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn nhé!